Dinh dưỡng hôm nay

Bột ngọt có gây mẫn cảm ở người sử dụng?

Bột ngọt là một chất phụ gia tạo vị ngọt của thịt và rau (vị umami), giúp cho món ăn có hương vị hài hòa, ngon và hấp dẫn hơn, Trong hơn 100 năm được sử dụng trên thế giới, bột ngọt đã hứng chịu khá nhiều lời đồn qua, tiếng lại. Trong đó có ý kiến cho rằng bột ngọt có thể gây mẫn cảm ở người sử dụng. Vậy thực hư tin đồn này như thế nào?

Câu chuyện về Hội chứng nhà hàng Trung Quốc

Vào năm 1968, một bác sĩ tên là Ho Man Kwok đã viết thư gửi ban biên tập của một tạp chí sức khỏe tại Mỹ, trong đó vị bác sĩ miêu tả: khi ăn tại nhà hàng Trung Quốc ông gặp phải hiện tượng như tê bì, mệt mỏi, cơ thể hồi hộp….Vị bác sĩ này đã giả định nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do ông ăn những món ăn trong nhà hàng Trung Quốc mà đặc điểm của những món ăn này là sử dụng rất nhiều gia vị kiểu “Trung Quốc” như nước tương, rượu, muối và bột ngọt. Trong khi những nguyên nhân còn lại ít được để ý tới thì bị coi là“thủ phạm” gây ra Hội chứng nhà hàng Trung Quốc.

Bột ngọt có phải nguyên nhân?

Trước giả định trên, nhiều nhà khoa học đã thực hiện những công trình nghiên cứu để góp phần làm sáng tỏ vấn đề này. Tuy nhiên, do thực hiện nghiên cứu theo những phương pháp không nhất quán, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những kết luận rất khác nhau. Chính vì vậy, Cục Quản lý Thu*c và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đánh giá, nghiên cứu và đưa ra mô hình khuyến nghị về phương pháp thí nghiệm nhằm đánh giá chính xác mối liên quan giữa và Hội chứng nhà hàng Trung Quốc.

Dựa trên các khuyến nghị của FDA, năm 2000, nghiên cứu của Geha được công bố và được đánh giá là nghiên cứu hoàn thiện nhất tới thời điểm này. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận khẳng định không phải là nguyên nhân gây ra Hội chứng nhà hàng Trung Quốc.

Bột ngọt có gây dị ứng?

Do những triệu chứng được bác sĩ Kwok mô tả khá giống với phản ứng dị ứng, một câu hỏi được đặt ra là: có gây dị ứng hay không? Trong danh mục những thực phẩm có thể gây dị ứng của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (CODEX), không có mặt. Danh mục này chỉ bao gồm những thực phẩm như động vật giáp xác (tôm, cua), ngũ cốc chứa gluten (bột mì, yến mạch…), trứng và sản phẩm từ trứng, cá và sản phẩm từ cá, sữa và sản phẩm từ sữa, lạc, đậu nành…

Bột ngọt và tính an toàn ?

Các tổ chức y tế và sức khỏe uy tín trên thế giới như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu (EC/SCF), Cục Quản lý Thu*c và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra kết luận là an toàn với liều dùng hàng ngày không bị giới hạn (theo GMP – Thực hành sản xuất tốt) .

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã xếp nằm trong danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm.

Vị Umami có mặt phổ biến ở các loại thực phẩm tự nhiên như thịt, trứng, sữa và rau củ.

Cũng cần nói thêm rằng, bột ngọt tồn tại một cách tự nhiên trong thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày với khối lượng khá lớn. Thí dụ: Trong 100 gam thịt lợn nạc, có tới gần 21 gam protein (chiếm gần 21%). Trong đó, axit glutamic/glutamate (thành phần chính của bột ngọt) chiếm 3,344 gam (chiếm 15,82% protein). Nếu một người ăn thịt lợn, người đó sẽ tiếp nhận vào cơ thể một lượng bột ngọt khá lớn từ thức ăn tự nhiên là axit glutamic, axit này chính là bột ngọt tự nhiên có trong thực phẩm. Trong tất cả thực phẩm giầu protein như thịt, cá, đậu tương, trứng,…. đều có “ẩn” một lượng bột ngọt khá lớn. Cơ thể người không phân biệt glutamate từ thực phẩm tự nhiên hay từ bột ngọt và glutamate trong bột ngọt không phải là thành phần xa lạ với cơ thể con người.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bot-ngot-co-gay-man-cam-o-nguoi-su-dung-n151256.html)

Tin cùng nội dung

  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Như báo SKĐS đã đăng tải một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Để giúp bạn đọc hiểu thêm và dùng đúng về loại Thu*c này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của lương y Vũ Quốc Trung.
  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY