Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

BS Đông y hướng dẫn cách làm món ăn từ vừng đen: Bổ thận, đen tóc, xương khớp chắc khỏe

(Tổ Quốc) - Cuộc sống của con người hiện đại áp lực tương đối cao, râu và tóc dễ bị bạc trắng rất sớm, thận yếu, xương khớp đau mỏi. Đây là nhóm người rất thích hợp để ăn vừng đen.

Vừng đen vốn là thực phẩm hàng đầu trong ngăn bếp

Vừng đen từ xưa đã được đông y đánh giá và công nhận là vị Thu*c bổ thận tráng dương, đen tóc rất tốt.

Đông y cho rằng vừng đen có tác dụng bổ gan thận, dưỡng tinh khí huyết, dưỡng ẩm đường ruột, nhuận tràng, thường được dùng để chữa hoa mắt, chóng mặt, lưng gối yếu mỏi, râu tóc bạc sớm do khí huyết trong gan thận không đủ.

Ngoài ra, vừng đen còn có tác dụng bổ gan thận và dưỡng huyết, ngăn ngừa và điều trị chứng táo bón và khô da do âm dịch thiếu hụt.

BS Đông y hướng dẫn cách làm món ăn từ vừng đen: Bổ thận, đen tóc, xương khớp chắc khỏe - Ảnh 1.

dưới đây là một bài Thu*c với vừng đen được các chuyên gia đông y khuyến khích sử dụng.

BS Đông y hướng dẫn cách làm món ăn từ vừng đen: Bổ thận, đen tóc, xương khớp chắc khỏe - Ảnh 2.

Bánh vừng đen mã thầy nổi tiếng bổ thận, làm đen tóc, giúp răng, xương chắc khỏe

Nguyên liệu:

100 gam hạt vừng đen.

100 gam đường phèn.

140 gam bột củ mã thầy.

15 gam bột gạo nếp.

BS Đông y hướng dẫn cách làm món ăn từ vừng đen: Bổ thận, đen tóc, xương khớp chắc khỏe - Ảnh 3.

Mã thầy

Cách làm:

Đun sôi một nồi nước cho tan đường phèn, sau đó để nguội.

Giã hạt vừng đen thành bột vừng đen, trộn đều bột gạo nếp, thêm khoảng 150ml nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt.

BS Đông y hướng dẫn cách làm món ăn từ vừng đen: Bổ thận, đen tóc, xương khớp chắc khỏe - Ảnh 4.

BS Đông y hướng dẫn cách làm món ăn từ vừng đen: Bổ thận, đen tóc, xương khớp chắc khỏe - Ảnh 5.

Sau khi nước đường nguội thì cho bột mã thầy vào khuấy đều.

BS Đông y hướng dẫn cách làm món ăn từ vừng đen: Bổ thận, đen tóc, xương khớp chắc khỏe - Ảnh 6.

Trộn đều vừng và hỗn hợp bột mã thầy cho đều.

Chia thành 1/8 dàn lên trên khay hấp rồi hấp 3 phút. Sau đó lấy 1/8 đổ tiếp lên trên và hấp thêm 3 phút, cứ tiếp tục như vậy lớp cuối hấp lâu hơn, khoảng 6- 8 phút. Làm như một chiếc bánh nhiều lớp.

Sau khi hấp chín, bạn vớt ra để nguội, thái miếng vừa ăn.

BS Đông y hướng dẫn cách làm món ăn từ vừng đen: Bổ thận, đen tóc, xương khớp chắc khỏe - Ảnh 7.

    Ăn gì để khỏe mạnh, sống lâu hơn: Đây là gợi ý tuyệt vời để bạn áp dụng ngay từ bây giờ

  • Mỡ máu cao có thể dẫn đến tắc mạch máu, đột tử: 4 "sát thủ" tàng hình bạn nên tránh xa

Cuộc sống của con người hiện đại áp lực tương đối cao, râu và tóc dễ bị bạc trắng rất sớm. Đây là nhóm người rất thích hợp để ăn hạt vừng đen.

Mùa thu và mùa đông là mùa tốt nhất để bổ sung món này vì có thể bổ sung năng lượng và giúp tích trữ năng lượng, tác dụng bổ âm tương đối tốt.

Hạt vừng đen có tính chất dịu nhẹ và phù hợp với mọi lứa tuổi.

Bài viết này của chuyên gia Đông y Dương Chí Mẫn, bác sĩ y học cổ truyền nổi tiếng ở tỉnh Quảng Đông, và là phó chủ tịch bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Quảng Đông, TQ.

*Theo Health/People

Uống rượu thường xuyên rất dễ rơi vào 4 "hiểm họa" lớn: Ai hay uống nên biết để tránh

Vân Hồng

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/bs-dong-y-huong-dan-cach-lam-mon-an-tu-vung-den-bo-than-den-toc-xuong-khop-chac-khoe-82021261145527438.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ngũ vị tử còn gọi là ngũ mai tử, huyền cập, là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), thuộc họ ngũ vị tử (Schisandraceae). Ngoài ra còn có nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (Kadsura japonica L.), cùng thuộc họ ngũ vị tử.
  • Hạt mè thường dùng chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY