Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

BS khuyến cáo: Những bệnh lý do virus gây ra thì không dùng kháng sinh để điều trị

Những bệnh lý do virus gây ra thì không dùng kháng sinh vì kháng sinh không diệt được virus, dùng không có ý nghĩa.

Ở trẻ nhỏ, sức đề kháng và khả năng tự miễn dịch còn yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh nên việc sử dụng kháng sinh để trong quá trình điều trị là cần thiết. tuy nhiên, có rất nhiều bố mẹ vẫn giữ những quan niệm sai lầm trong việc sử dụng kháng sinh, dẫn đến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn, thậm chí có thể xảy ra hiện tượng kháng Thu*c, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Liên quan đến vấn đề này, bác sĩ phí văn công - khoa hồi sức cấp cứu nhi - bệnh viện đa khoa xanh pôn, hà nội đã có những chia sẻ về tầm quan trọng của kháng sinh cũng như cách cho trẻ sử dụng kháng sinh một cách thông minh, hiệu quả.

BS khuyến cáo: Những bệnh lý do virus gây ra thì không dùng kháng sinh để điều trị - Ảnh 1.

Liên quan đến hệ miễn dịch của trẻ trong độ tuổi từ 0- 3 tuổi, xin bác sĩ cho biết tại sao trong thời điểm hiện nay, trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp?

Mỗi một loại mầm bệnh sẽ cần có một điều kiện phát triển để gây bệnh, phụ thuộc vào chất lượng – nhiệt độ môi trường, chất lượng – độ ẩm không khí…

Mỗi một loại virus lại có một “mùa bệnh’ trong một năm. ví dụ như mùa mưa, độ ẩm không khí cao sẽ là điều kiện thuận lợi để muỗi và virus sốt xuất huyết dengue phát triển. còn mùa hè, nhiệt độ cao là môi trường lý tưởng để các loại virus gây bệnh tay – chân - miệng phát triển. tương tự, thời tiết lạnh, khô, độ ẩm thấp sẽ là điều kiện để các loại virus đường hô hấp phát triển mạnh như virus cúm, rsv, rhino virus…

Đặc biệt trong thời điểm giao mùa như hiện nay, thời tiết có những thay đổi thất thường, nhiệt độ ngày – đêm chênh lệch lớn, đan xen các đợt không khí lạnh sẽ là điều kiện lý tưởng để các loại virus đường hô hấp phát triển.

Vì vậy, trẻ nhỏ (đặc biệt là những trẻ từ 0-3 tuổi) sức đề kháng yếu, chưa tiếp xúc với nhiều mầm bệnh nên chưa sản sinh được nhiều kháng thể kết hợp với điều kiện virus phát triển mạnh nên trẻ dễ mắc các bệnh của đường hô hấp như cảm lạnh, cúm mùa, viêm tiểu phế quản, viêm phổi…

nhiều bậc phụ huynh có tâm lý, trẻ dưới 3 tuổi hay ốm vặt nên chủ quan không đưa con đi thăm khám hay có phương pháp điều trị hợp lý. nhận định của bác sĩ về vấn đề này?

Từ 0-3 tuổi là giai đoạn trẻ đang được tiếp xúc với các mầm bệnh để hệ miễn dịch được rèn luyện và hoàn thiện hơn. Do đó, trẻ rất dễ bị ốm vặt, đặc biệt là những bệnh liên quan đến hô hấp. Tuy nhiên, không vì thế mà bố mẹ giữ tâm lý chủ quan, xem nhẹ tình trạng bệnh của con.

Chúng ta cần nhìn vào thực tế, tại sao có những đứa trẻ cũng thuộc độ tuổi đó nhưng ốm nhiều, ốm nặng và bệnh cứ tái phát khi thời tiết thay đổi. Cũng có những đứa trẻ ốm qua loa, nhẹ nhàng theo kiểu sổ mũi, hắt hơi rồi tự khỏi. Nhưng cũng có những trẻ phát triển đều, khỏe mạnh và rất ít ốm vặt.

Trẻ ốm nhiều hay ít ốm phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống và cách chăm sóc của bố mẹ. Trẻ sinh ra và lớn lên ở môi trường sạch sẽ, không khí thoáng đãng, ít tiếp xúc với mầm bệnh, được giữ vệ sinh thường xuyên, ăn uống đầy đủ chất thì sẽ ít ốm hơn. Ngược lại, trẻ sinh sống ở môi trường ẩm thấp, điều kiện vệ sinh kém… thì dễ ốm hơn.

BS khuyến cáo: Những bệnh lý do virus gây ra thì không dùng kháng sinh để điều trị - Ảnh 2.

Khi trẻ mắc bệnh, kể cả mắc cùng một bệnh thì mỗi trẻ cũng sẽ có diễn biến khác nhau tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. ví dụ bệnh tay chân miệng, chỉ là tên một bệnh. có nhiều loại virus gây ra bệnh này và có những virus gây bệnh nặng hơn các bệnh khác. các trẻ mắc bệnh tay chân miệng cũng không trẻ nào giống nhau. hầu hết chỉ độ 1, nhưng có nhiều trẻ rất nặng, có các biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp…

Vậy nên, khi trẻ bị ốm thì bố mẹ nên quan sát thật kỹ, chính xác diễn tiến bệnh và nên cho trẻ đi thăm khám kịp thời để bác sĩ có chuyên môn đánh giá.

Bố mẹ cần làm gì để ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp cho bé?

Việc đầu tiên cần làm và quan trọng nhất là tạo cho con hệ miễn dịch tốt, sức đề kháng tốt. Để trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh là sự phối hợp của nhiều yếu tố: Vệ sinh sạch sẽ, vận động hợp lý, ăn uống đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm vitamin và các sản phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Có một số vitamin được khuyến cáo dùng như vitamin d3 đối với trẻ bú mẹ (400ui/ngày). bổ sung sắt cho từ 4 tháng tuổi đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn.

Thực tế, việc cho trẻ ăn đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng khá khó khăn vì trẻ biếng ăn, không hợp khẩu vị hay cách cho ăn của bố mẹ chưa đúng. nên ngoài những vitamin đã được khuyến cáo bổ sung hàng ngày thì trẻ nhỏ có thể được bổ sung vitamin tổng hợp theo từng đợt trong năm mà không cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Các sản phẩm tăng cường sức đề kháng có thể được bổ sung, nhưng các sản phẩm này chỉ là một yếu tố trong các yếu tố giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.

Thêm một vấn đề nữa là, hiện nay có rất nhiều bậc phụ huynh giữ thói quen sai lầm trong việc sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi.

Kháng sinh là một phát minh vĩ đại của loài người. nhờ có kháng sinh, rất nhiều người đã được cứu sống. nhưng một thực tế là tốc độ phát triển kháng sinh luôn đi sau sự kháng kháng sinh của vi khuẩn. hiện nay đã có nhưng vi khuẩn siêu kháng Thu*c, kháng tất cả các kháng sinh. góp phần vào sự phát triển của các vi khuẩn “siêu kháng Thu*c” này là thói quen sử dụng kháng sinh không hợp lý của nhiều người.

Một bệnh được xác định là do vi khuẩn gây ra, có bằng chứng trên xét nghiệm hoặc các triệu chứng hướng người bác sĩ khám bệnh đến nguyên nhân là do vi khuẩn thì dùng kháng sinh để điều trị. bệnh cần dùng kháng sinh thì phải dùng. không dùng có thể nguy hiểm đến tính mạng nhưng dùng kháng sinh như thế nào cần phù hợp. mỗi một lứa tuổi lại có một nguyên nhân gây bệnh khác nhau. mỗi một bệnh lý lại hướng đến một loại vi khuẩn khác nhau. cần dùng kháng sinh đúng liều lượng, độ tuổi, tình trạng bệnh để tối ưu tác dụng của kháng sinh. đây mới là cách dùng kháng sinh hợp lý.

BS khuyến cáo: Những bệnh lý do virus gây ra thì không dùng kháng sinh để điều trị - Ảnh 3.

Nhưng các bệnh lý ở trẻ nhỏ lại chủ yếu do virus gây ra như viêm mũi họng, cảm lạnh, cúm mùa, tay chân miệng, sốt xuất huyết… những bệnh lý do virus gây ra thì không dùng kháng sinh vì kháng sinh không diệt được virus, dùng không có ý nghĩa. nếu không cần dùng mà dùng thì có thể làm tăng khả năng kháng Thu*c của các loại vi khuẩn tồn tại sẵn ở cơ thể trẻ. từ đó, nguy cơ mắc bệnh của trẻ tăng lên.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/bs-khuyen-cao-nhung-benh-ly-do-virus-gay-ra-thi-khong-dung-khang-sinh-de-dieu-tri-20210116105311145.chn)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY