Khoa học hôm nay

Bức ảnh hổ ôm cây đẹp tựa tranh vẽ

Hình ảnh một con hổ cái ôm cây linh sam Mãn Châu cổ đại trong một khu rừng ở Siberia (Nga) đã giành được một trong những giải thưởng nhiếp ảnh danh giá nhất thế giới.

Nhiếp ảnh gia người nga sergey gorshkov đã mất 11 tháng để ghi lại khoảnh khắc xuất thần này bằng máy ảnh giấu kín. sự kiên nhẫn của gorshkov đã giúp anh được vinh danh là nhiếp ảnh gia động vật hoang dã của năm 2020 tại lễ trao giải diễn ra tại bảo tàng lịch sử tự nhiên london.

Cận cảnh bức ảnh đẹp về loài hổ amur


Được chọn lọc từ hơn 49.000 bức ảnh khác nhau, Roz Kidman Cox - chủ tịch hội đồng giám khảo, gọi bức ảnh là "một cái nhìn thoáng qua độc đáo về khoảnh khắc thân mật sâu trong một khu rừng kỳ diệu".

Cũng theo kidman cox, bức ảnh kể lại câu chuyện "với màu sắc và kết cấu huy hoàng về sự trở lại của hổ amur, một biểu tượng của vùng hoang dã nga".

“đó là một cảnh tượng khác thường”, cox nói. “ánh nắng vào mùa đông làm nổi bật cây linh sam cổ thụ và bộ lông của con hổ cái khổng lồ khi nó ôm chặt thân cây trong sự ngây ngất rõ ràng và hít hà mùi hương của nhựa cây".

Loài hổ amur thường sống trong các khu rừng rộng lớn ở miền đông nước nga, phía bắc trung quốc và triều tiên. quần thể hổ này hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng do nạn săn bắt và suy giảm môi trường sống tự nhiên. theo ước tính, chỉ còn khoảng 500-600 con còn sinh sống nơi hoang dã.

Hổ amur có lãnh thổ rộng lớn lên tới 2.000 km đối với con đực và 450 km đối với con cái, điều này khiến việc chụp ảnh chúng trở nên vô cùng khó khăn.

gorshkov cho biết anh hiểu việc bắt gặp được hổ amur là khó khăn tới thế nào và đã lùng sục khắp khu rừng để tìm những dấu hiệu trên cây có dấu vết của hổ - mùi hương, lông, nước tiểu hoặc vết xước.

Nhiếp ảnh gia này đã lắp đặt các máy ảnh của mình đối diện với cây linh sam này vào tháng 1 năm 2019 và bắt được cảnh tượng này vào tháng 11. anh đặt tiêu đề cho bức ảnh là "cái ôm".

tim littlewood - thành viên ban giám khảo, cho biết: “cảnh tượng đáng chú ý của con hổ cái đắm mình trong môi trường tự nhiên của nó mang lại cho chúng tôi hy vọng. thông qua sức mạnh cảm xúc độc đáo của nhiếp ảnh, chúng ta được nhắc nhở về vẻ đẹp của thế giới tự nhiên và trách nhiệm chung của chúng ta trong việc bảo vệ nó. "

Dưới đây là một số bức ảnh đẹp được tổng hợp trong cuộc thi:

Bức ảnh hổ ôm cây đẹp tựa tranh vẽ ảnh 1

Một con khỉ vòi đực tại Khu bảo tồn khỉ Proboscis Vịnh Labuk ở Sabah, Malaysia.

Bức ảnh hổ ôm cây đẹp tựa tranh vẽ ảnh 2

Bức ảnh hiếm hoi về một gia đình mèo manul trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng phía tây bắc Trung Quốc.

Bức ảnh hổ ôm cây đẹp tựa tranh vẽ ảnh 3

Một con ếch thủy tinh manduriacu ăn một con nhện ở chân núi andes ở tây bắc ecuador.

Bức ảnh hổ ôm cây đẹp tựa tranh vẽ ảnh 4

Một gia đình chim lặn mào lớn ở Tây Ban Nha.

Bức ảnh hổ ôm cây đẹp tựa tranh vẽ ảnh 5

Một con gấu bắc cực đang tập luyện theo hiệu lệnh của huấn luyện viên tại nga.

Bức ảnh hổ ôm cây đẹp tựa tranh vẽ ảnh 6

Một con khỉ đuôi lợn bị xích vào lồng gỗ ở chợ chim Bali, Indonesia

Bắc ảnh "con cáo cắp ngỗng" của tác giả liina heikkinen chụp tại phần lan giúp cô đạt giải nhiếp ảnh gia động vật hoang dã trẻ tuổi của năm 2020.

- clip: lợn rừng thoát ch*t ngoạn mục dù bị hổ cắn chặt cổ. nguồn: natures kings.


Theo Bắc Hiệp/Ngày nay

Link bài gốc Lấy link

https://ngaynay.vn/buc-anh-ho-om-cay-dep-tua-tranh-ve-post97906.html

Theo Bắc Hiệp/Ngày nay

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/buc-anh-ho-om-cay-dep-tua-tranh-ve/20210329011848968)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY