Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Buổi sáng thức dậy mà có cảm giác này ở ngực thì nên đi khám ngay, nguyên nhân có thể liên quan đến tim, hệ hô hấp hay là tiêu hóa

Các chuyên gia y tế khuyên rằng đừng bao giờ được chủ quan khi thấy xuất hiện những cơn đau ngực buổi sáng.

Thức dậy buổi sáng với cảm giác như bị xiên vào ngực dẫn đến đau nhói không phải là điều gì thích thú. Cơn đau có thể là đau nhói hoặc đau âm ỉ ở 2 bên ngực. Nó cũng có thể khiến bạn khó thở. Với nhiều người, khi thấy cơn đau ngực biến mất, họ sẽ nhanh chóng quên đi và tiếp tục một ngày mới như không có chuyện gia xảy ra.

Nhưng các chuyên gia y tế tại Healthline đưa ra lời khuyên cho bạn rằng nếu buổi sáng thức dậy mà thấy dấu hiệu đau ở ngực thì đừng bao giờ được bỏ qua. Cơn đau ngực có thể là tín hiệu báo động một bệnh nào đó, thậm chí cả bệnh nghiêm trọng. Vậy nên, đừng chủ quan mà bỏ qua. Đặc biệt, nếu cơn đau kéo dài hơn vài phút và khiến bạn phải tỉnh giấc thì cần đi khám ngay.

Nguyên nhân gây đau ngực vào buổi sáng có thể liên quan đến tim, cơ quan tiêu hóa, hệ hô hấp, chấn thương hoặc sức khỏe tâm thần.

Nguyên nhân liên quan đến tim

1. Đau tim

Bất cứ khi nào bị đau ngực, điều chúng ta nghĩ đến đầu tiên bao giờ cũng là đau tim. Điều này hoàn toàn cũng có thể xảy ra. Cơn đau tim thường bắt đầu với cơn đau nhẹ ở bên ngực trái, có thể tăng dần hoặc đột ngột.

Về cơ bản, các cơn đau tim xảy ra khi cơ tim không thể nhận đủ máu giàu oxy và kết quả là bị tổn thương. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do động mạch vành bị tắc hoặc vỡ, hoặc đôi khi là cục máu đông.

Các triệu chứng khác của cơn đau tim bao gồm:

- Có cảm giác áp lực, căng tức hoặc ép chặt ở giữa ngực của bạn

- Đau từ ngực đến cánh tay, hàm, cổ, lưng hoặc bụng

- Cảm thấy lâng lâng hoặc chóng mặt

- Đổ mồ hôi

- Hụt hơi

- Có cảm giác lo lắng bao trùm

- Ho hoặc thở khò khè

2. Viêm màng ngoài tim (hay còn gọi là mô tim bị viêm)

Nếu màng ngoài tim (về cơ bản là hai lớp mô tim mỏng) bị viêm, nó có thể gây ra cảm giác đau nhói ở bên trái hoặc giữa ngực. Bạn cũng có thể bị đau ở một hoặc cả hai vai và có thể cảm thấy tồi tệ hơn khi bạn thở hoặc nằm xuống.

3. Đau thắt ngực (hay còn gọi là giảm lưu lượng máu đến tim)

Đau do đau thắt ngực thường cảm thấy ở bên trái của ngực và có thể cảm thấy âm ỉ, căng tức hoặc nặng nề (nó cũng có thể là một cơn đau như dao đâm). Cơn đau cũng có thể di chuyển đến cánh tay trái, cổ, hàm hoặc lưng của bạn. Căng thẳng hoặc gắng sức có thể khiến cho cơn đau nghiêm trọng hơn và nó thường dừng lại sau khi bạn nghỉ ngơi.

Đau thắt ngực có thể là một triệu chứng của bệnh vi mạch vành (MVD). Bệnh này thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn.

4. Viêm cơ tim (hay còn gọi là viêm thành tim)

Đau ngực do viêm cơ tim thường xảy ra ở bên trái của ngực và do viêm lớp cơ của thành tim. Điều này có thể dẫn đến nhịp tim bất thường, đau ngực và khó thở. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây ra cục máu đông dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ, và thậm chí là suy tim.

5. Bệnh cơ tim (hay còn gọi là bệnh cơ tim)

Bệnh cơ tim là một bệnh ảnh hưởng đến cơ tim và thường được cảm thấy ở bên trái của ngực (nếu bạn có triệu chứng).

Các triệu chứng khác bao gồm: Hụt hơi, chóng mặt, tim đập nhanh, sưng mắt cá chân, bàn chân, cẳng chân, bàn tay hoặc bụng...

Các nguyên nhân liên quan đến tiêu hóa

1. Ợ chua

Thức dậy với cơn đau ngực cũng có thể là do chứng ợ nóng. Chứng bệnh này có thể xảy ra khi bạn nằm xuống vào ban đêm hoặc sau khi ăn, có khả năng dẫn đến một số cơn đau vào buổi sáng ở bên phải của ngực. Ợ nóng thường là do trào ngược axit, đó là khi axit dạ dày khó chịu di chuyển lên cổ họng của bạn.

Các triệu chứng khác bao gồm:

- Một cảm giác nóng trong cổ họng của bạn

- Khó nuốt

- Có cảm giác như thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng của bạn

- Có một vị chua trong cổ họng

2. Sỏi mật

Sỏi mật có thể gây ra cơn đau ở phía trên bên phải của bụng và lan đến ngực của bạn. Khi sỏi mật làm tắc nghẽn ống mật hoặc ống của túi mật, nó có thể gây ra đau. Mật này giúp phân hủy chất béo trong thức ăn, và một cơn đau thường xảy ra sau khi ăn, nhưng có thể tấn công bất cứ lúc nào.

3. Chứng khó nuốt (hay còn gọi là rối loạn nuốt)

Rối loạn nuốt, nuốt khó ảnh hưởng đến đỉnh cổ họng hoặc sâu hơn xuống thực quản, khiến bạn khó nuốt và đau. Điều này cũng có thể dẫn đến đau ngực.

4. Viêm tụy (hay còn gọi là tuyến tụy bị viêm)

Đau ngực không phải là triệu chứng trực tiếp của bệnh viêm tụy, nhưng nó có thể gây đau ở vùng bụng trên, có thể kéo dài đến lưng và dẫn đến khó chịu ở ngực.

Viêm tụy là tình trạng viêm của tuyến tụy, và xảy ra khi các enzym tiêu hóa bắt đầu hoạt động trong khi chúng vẫn ở trong tuyến tụy của bạn. Điều này gây kích ứng các tế bào tuyến tụy của bạn và khiến nó bị viêm.

Các triệu chứng khác bao gồm:

- Sốt

- Buồn nôn

- Mạch nhanh

- Cơn đau trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn

Nguyên nhân liên quan đến hô hấp

1. Cảm lạnh hoặc virus đường hô hấp

1. Viêm phổi

Đây là một tình trạng đau đớn do nhiễm trùng ở một hoặc cả hai phổi của bạn. Nó khiến bạn ho và có thể gây đau ở hai bên ngực, cũng có thể xuất hiện khi bạn thở. Nếu không được điều trị, viêm phổi có thể gây Tu vong.

Các triệu chứng khác bao gồm: Khó thở, sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy...

3. Viêm màng phổi

Viêm màng phổi xảy ra khi màng lót bên ngoài phổi và bên trong khoang ngực, hay còn gọi là màng phổi, bị viêm. Nó có thể gây đau ở hai bên ngực khi bạn thở, cũng như đau ở vai và lưng. Cơn đau ngực có thể trở nên tồi tệ hơn khi ho, hắt hơi hoặc cười và gây khó thở.

4.Vỡ phổi

Còn được gọi là tràn khí màng phổi. Phổi bị xẹp có thể gây ra cơn đau đột ngột, đau nhói ở ngực. Bạn có thể cảm thấy điều này ở hai bên ngực. Điều này có thể là kết quả của viêm phổi không được điều trị, bệnh phổi, mụn nước vỡ hoặc sử dụng máy thở.

Ngoài ra, đau ngực có thể xuất phát từ các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần hoặc là chấn thương. Căng cơ vùng ngực có thể do chấn thương hoặc hoạt động quá sức của cơ thể. Nó là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau ngực .

Nó thường xảy ra do phần trên của cơ thể hoạt động mạnh. Đau ngực cũng có thể do kéo một cơ ở ngực hoặc giữa các xương sườn. Nó không nguy hiểm đến tính mạng và có thể sờ thấy ở bất cứ đâu trên vùng ngực. Cho dù là nguyên nhân gì nhưng nếu thấy cơn đau ngực thường xuyên xuất hiện rồi biến mất thì bạn cũng cần đi khám sớm.

Theo Greatist, Healthline

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/buoi-sang-thuc-day-ma-co-cam-giac-nay-o-nguc-thi-nen-di-kham-ngay-nguyen-nhan-co-the-lien-quan-den-tin-he-ho-hap-hay-la-tieu-hoa-20200814152438221.chn)

Tin cùng nội dung

  • Lồng ngực chứa nhiều cơ quan quan trọng: tim, phổi, trung thất và các mạch máu lớn nhỏ.
  • Để mang lại cơ hội sống cũng như giảm thiểu di chứng cho người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não - viết tắt là: TBMMN), ngoài việc đưa tới đúng chuyên khoa Thần kinh để cấp cứu, việc phát hiện sớm và xử trí nhanh cũng rất quan trọng.
  • Với những người hay bị đau thắt ngực, ngoài việc cần phải đến các cơ sở khám chữa bệnh thì bên cạnh đó cũng có những cách tự sơ cứu khi bệnh không quá nặng hay cần chữa ngay lập tức. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cụ thể hơn cách tự sơ cứu khi người bệnh bị đau thắt ngực dữ dội.
  • Đau ngực là một trong những triệu chứng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Đây có thể chỉ là biểu hiện của bệnh lý không nguy hiểm nhưng cũng có thể là chỉ điểm cho các bệnh lý tim mạch tiềm ẩn có khả năng ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân.
  • Hiện tại tôi rất khó thở, ngay cả khi nghỉ ngơi cũng vậy. Mỗi lần hít khí vào thì tôi rất đau ngực, thưa bác sĩ có phải tôi bị bệnh tim? Tôi nên làm gì?
  • Đau ngực là một triệu chứng của khá nhiều bệnh, vì trong lồng ngực chứa nhiều cơ quan quan trọng cho sự sống của con người như: tim, phổi, trung thất và các mạch máu lớn nhỏ.
  • Rò sữa, nứt núm vú, tắc sữa, vân vân, làm các mẹ cảm thấy đau nhức, khó chịu. 10 vấn đề mẹ thường gặp nhất khi cho con bú, sẽ được bác sĩ viện nhi của Mỹ giải đáp ngay sau đây.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Chào Mangyte, Bố em năm nay ngoài 50 tuổi. Gần đây bố em hay bị đau lồng ngực và khó thở, đi khám thì BS bảo bố em bị thiếu máu tim cục bộ. Em rất mong Mangyte tư vấn cho người nhà em bệnh viện nào khám bệnh tim tốt nhất hiện nay ở TPHCM? Chi phí khoảng bao nhiêu? Và có thể khám trong ngày hay không? Em cảm ơn Mangyte. (Ái Nguyễn - ainhu...@gmail.com)
  • Một số mẹo nhỏ như chườm lạnh, thoa kem, mặc áo ngực khi ngủ, tắm nước ấm có thể giúp giảm đau ngực trong suốt giai đoạn mang thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY