Khoa học hôm nay

Cá môi dày lọt top ảnh động vật hài hước năm 2021

Ảnh chụp con cá hộp như đang chu môi đã gây ấn tượng mạnh với ban giám khảo của Comedy Wildlife Photography Awards (tạm dịch: Cuộc thi ảnh hài hước về thế giới hoang dã).

"Cảm xúc ngày thứ hai" là bức ảnh của Andrew Mayes. Anh cho biết mình vô tình bắt được khoảnh khắc hài hước này khi đang chụp đàn sáo đá ở Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Rietvlei (Nam Phi). "Nó hoàn toàn đúng với tâm trạng của tôi mỗi sáng thứ hai", anh chia sẻ.

"Con sư tử này hình như đang cười kỹ năng chụp ảnh của tôi", nhiếp ảnh gia Giovanni Querzani chia sẻ.

"Bất ngờ của đại bàng đầu hói" ghi lại khoảnh khắc hài hước giữa con đại bàng và cầy thảo nguyên. Arthur Trevino, nhiếp ảnh gia đã chụp bức hình, kể lại câu chuyện: "Con đại bàng này tính gắp con cầy lên. Tuy nhiên, con cầy lại nhảy về phía con đại bàng khiến nó giật mình. Sau đó, con cầy may mắn có đủ thời gian để trốn vào cái hang gần đó".

Philipp Stahr đã chụp một con cá hộp ở Curacao. Việc chụp ảnh những con cá này khá "dị". Nếu bạn tỏ ra thích thú, chúng sẽ quay lưng đi. Do đó, Stahr quyết định đứng cách con cá tầm 0,5 m và không hề tỏ ra chú ý nó. "Tôi để máy ảnh ở dưới ngực, ống kính hướng xuống. Khi thời điểm đến, tôi quay máy ra trước và chỉ hy vọng lấy nét được con cá. Không ngờ lại bắt dính đôi môi đẹp như vậy của nó", anh kể.

Khoảnh khắc ấn tượng nhưng cũng không kém phần hài hước khi con cá nằm gọn trong mỏ con chim. Ánh mắt và miệng con cá dường như biểu hiện sự ngạc nhiên và điều này càng khiến bức ảnh buồn cười.

Con kangaroo định tấn công phần bụng đối thủ nhưng cú đá của nó lại bị trượt. Ảnh: Lea Scaddan.

"Yay, thứ sáu đến rồi" là bức ảnh của Lucy Beveridge.

Con cò lửa lùn này trông như đang tập yoga với cành sen. Thực ra, đây là cách nó tìm tư thế thoải mái nhất trước khi săn mồi.

"Con hà mã con hình như đang muốn mẹ chú ý nhưng có vẻ nó thất bại rồi", nhiếp ảnh gia Robin Bakshi nói về bức ảnh của mình.

Theo Hoài Anh/Zing

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ca-moi-day-lot-top-anh-dong-vat-hai-huoc-nam-2021/20210626105841086)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY