Trường hợp này là một trong 8 ca sản khoa được bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hội chẩn chiều 18/9 nhân khai trương Trung tâm Khám chữa bệnh từ xa (telehealth). Tham gia hội chẩn có 8 điểm cầu tại Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn.
Đại diện Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Giang cho biết thai phụ điều trị từ đầu tháng 9, khi ấy thai được 12 tuần. Khi siêu âm, bác sĩ phát hiện thai nhi không tim chỉ có dây rốn chứa một động mạch và một tĩnh mạch, thai có cử động. Thai nhi còn lại đang phát triển bình thường, đầy đủ tim thai, đủ dinh dưỡng. Bệnh viện chưa xác định được đường nối giữa hai thai, khu vực dây rốn cắm vào nhau thai.
Các bác sĩ đánh giá tình trạng này khiến hai thai chung bánh nhau song một bên có tim, phát triển bình thường và một bên không có tim. Thai nhi không có tim lấy nguồn dinh dưỡng từ thai còn lại thông qua đường nối giữa hai thai.
Bác sĩ Nguyễn Thị Sim, Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nhận định thai nhi bình thường có nguy cơ ch*t lưu vì mất máu, thiếu dinh dưỡng nặng gây suy tim. Một số trường hợp tương tự được phát hiện muộn, thai nhi không tim quá to, chèn ép thai nhi có tim, gây Tu vong cả hai thai.
"thông thường, ca song thai không tim được điều trị ở tuần thứ 17. trong trường hợp thai phụ này, hội chứng song thai không ch*t lưu xuất hiện quá sớm, vì vậy tiên lượng xấu, nguy cơ thai lưu cao tới 70-80%", bác sĩ sim chẩn đoán.
Vì vậy, bác sĩ Sim đề nghị tiếp tục theo dõi sức khỏe hai thai, đánh giá chu vi bụng bà bầu, chu vi các thai. Nếu thai thường nhỏ hơn thai không có tim và phát triển tốt ở tuần 16, mẹ phải chuyển viện ra Hà Nội để điều trị. Phương án xử trí là ngắt đường nối giữa hai thai để ngăn chặn thai không tim phát triển, chèn ép thai bình thường, sau đó lấy cả hai thai ra khi sản phụ sinh con.
Thống kê của y văn thế giới cho thấy hội chứng song thai không tim thuộc dạng hiếm gặp, tỷ lệ 1/35.000. tại bệnh viện phụ sản hà nội, các ca tương tự xuất hiện rải rác, năm 2016 có hai ca trong tổng số 40.000 ca sinh, năm 2019 ghi nhận 6 ca.
Bác sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết: "Các chỉ đạo nhờ hội chẩn với nhóm chuyên gia qua telehealth, giúp bệnh viện tuyến dưới có hướng điều trị thuận lợi cho bệnh nhân".
Theo ông, hệ thống telehealth giúp kịp thời hội chẩn cấp cứu ca phẫu thuật khó, xử trí các diễn biến khó lường trong mổ hoặc các tình huống đặc biệt... Nhờ đó, tỷ lệ Tu vong mẹ và trẻ sơ sinh giảm, hạn chế xử trí sai lầm, chuyển viện bệnh nhân quá muộn, không thể cứu chữa. Telehealth còn có vai trò truyền tải, trao đổi kiến thức chuyên môn giữa các y bác sĩ, trong điều kiện hạn chế do Covid-19.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là tuyến cuối của mạng lưới bệnh viện sản phụ khoa ở thủ đô từ năm 2018, bên cạnh Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Bệnh viện có 750 giường bệnh, hơn 1.500 cán bộ, nhân viên.