Dáng đẹp hôm nay

Các biện pháp bảo vệ mắt khi học trực tuyến

GDTĐ - Khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, học trực tuyến là lựa chọn của hầu hết các nhà trường và cả các bậc phụ huynh. Chuyên gia y tế lưu ý cha mẹ cách bảo vệ mắt cho con khi tham gia các chương trình học trực tuyến kéo dài.

Những lưu tâm khi học online

Học trực tuyến đồng nghĩa với việc trẻ phải tiếp xúc mắt với màn hình. Những thiết bị này chứa ánh sáng xanh. Đây là ánh sáng có thể nhìn thấy được, có bước sóng từ 380 - 500nm, là một trong những bước sóng ngắn nhất, năng lượng cao nhất.

Thông thường ánh sáng xanh sẽ được chia nhỏ thành 2 nhóm, ánh sáng tím có bước sóng từ 380 - 450nm và ánh sáng xanh lam khoảng từ 450 - 500nm.

Theo BS Đặng Thị Thu Hà, thạc sĩ chuyên ngành nhãn khoa, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, ánh sáng xanh có năng lượng lớn nhất trong các loại ánh sáng nhìn thấy được. Chúng có thể đâm xuyên qua lớp lọc ánh sáng tự nhiên của nhãn cầu và đến đáy mắt, gây tổn võng mạc.

Khác với hội chứng thị giác màn hình, tổn thương do ánh sáng xanh gây ra là vĩnh viễn và sẽ tích luỹ dần theo thời gian, cuối cùng có thể gây các bệnh mắt, đặc biệt là bệnh thoái hóa điểm vàng, một nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa.

"Đặc biệt, mắt trẻ còn đang phát triển nên không có sắc tố bảo vệ đôi mắt khỏi ánh sáng xanh. Do vậy, mắt của trẻ dễ bị tổn thương khi phải ngồi học trước màn hình máy tính quá lâu", ThS.BS Đặng Thị Thu Hà nhấn mạnh.

Loại ánh sáng này không chỉ ảnh hưởng và làm tổn thương đến mắt mà còn gây ra những xáo trộn nặng nề về nhịp sinh học của trẻ. Chúng có ảnh hưởng tới giấc ngủ, thần kinh, gây căng thẳng, khó ngủ.

Một số nghiên cứu còn chứng minh rằng, ánh sáng xanh góp phần gây nên các bệnh như tiểu đường, bệnh tim, béo phì, ung thư. Do đó, cha mẹ cần có những biện pháp bảo vệ con mình khỏi tác động của loại ánh sáng này khi học trực tuyến.

Lời khuyên từ bác sĩ nhãn khoa

Biện pháp đơn giản nhất để giảm tác động của ánh sáng xanh máy tính đó là tăng thời gian nghỉ ngơi cho mắt sau khi làm việc với màn hình. Đặc biệt, ngoài thời gian trẻ học trực tuyến thay vì sử dụng điện thoại, chơi máy tính, xem tivi thì cha mẹ nên khuyến khích trẻ đọc báo, nghe nhạc, vui chơi không thiết bị số.

Hiện nay, một số ứng dụng như Iris, SunsetScreen, Redshift có thể giúp giảm ánh sáng xanh từ màn hình máy tính, giảm đáng kể lượng ánh sáng xanh khi làm việc với thiết bị này.

Microsoft cũng đã bổ sung tính năng hạn chế ánh sáng xanh cho hệ điều hành Windows 10. Tính năng này có tên gọi là Night light (chế độ ánh sáng ban đêm) có tác dụng chuyển màn hình thành tông màu ấm để giảm ánh sáng xanh phát ra từ màn hình.

Theo TS.BS Đinh Viết Nghĩa – Khoa Mắt (Bệnh viện T.Ư Quân đội 108), khi trẻ học trực tuyến trên máy tính cần phải tuân theo nguyên tắc 20-20-20-20. Tức là cho đôi mắt nghỉ sau 20 phút trong vòng 20 giây, nhìn vật xa ít nhất 20 bàn chân (6m). Vì vậy, cứ sau khoảng 20 phút nhìn vào màn hình máy tính, trẻ có thể nhìn ra ngoài cửa sổ hoặc nhìn quanh căn phòng. Bên cạnh đó, cần thêm một động tác nữa đó là chớp mắt.

Khi học trực tuyến, trẻ phải tập trung theo dõi bài giảng nên thường quên chớp mắt khiến mắt bị mờ, bị kích thích, đỏ mắt và đau mắt. Vì vậy, chớp mắt sẽ giúp trẻ làm giảm những biểu hiện khó chịu trên.

"Việc giữ khoảng cách an toàn với máy tính không chỉ giúp hạn chế bức xạ tiếp xúc với mắt, mà còn giúp giữ đôi mắt tốt hơn. Bàn học hoặc màn hình máy tính cần chếch lên 15 - 20 độ so với mặt phẳng nằm ngang. Cha mẹ nên chú ý giữ khoảng cách an toàn với màn hình cho trẻ trong khoảng 35 - 40cm", TS.BS Đinh Viết Nghĩa nhấn mạnh.

Còn theo BS Đặng Thị Thu Hà, thạc sĩ chuyên ngành nhãn khoa, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, đối với những trẻ nhỏ chưa tự ý thức được, cha mẹ có thể cho trẻ đeo mắt kính chống ánh sáng xanh Blue Cut, Blue Control hoặc tấm chắn ánh sáng xanh treo trước màn hình máy tính.

Khi trẻ học trực tuyến trên máy tính thì kính có chức năng lọc ánh sáng xanh giúp bảo vệ đôi mắt khi học trực tuyến với máy tính. Bên cạnh đó, màn hình máy tính thường làm khô mắt, cha mẹ nên nhỏ thêm nước mắt nhân tạo như Vismed, Refresh tear cho trẻ.

Ăn gì tốt cho đôi mắt?

Theo TS.BS dinh dưỡng Mai Hằng (Viện Đào tạo dinh dưỡng tự nhiên), một chế độ dinh dưỡng sẽ giúp đôi mắt khỏe, hạn chế được tác hại khi trẻ phải tiếp xúc nhiều với máy tính.

Những loại thực phẩm và vitamin A rất tốt cho mắt như cà rốt, các loại rau xanh, đặc biệt cây cỏ lúa mì non. Dùng cây cỏ lúa mì non như một loại kháng sinh tự nhiên và nhiều dinh dưỡng. Cha mẹ có thể lấy nước cốt nhỏ vào mắt giúp sáng mắt, chống mỏi mắt và phục hồi mắt.

Cà rốt là loại củ rất quen thuộc với mỗi chúng ta, cà rốt chứa rất nhiều vitamin A giúp sáng mắt, tăng cường sức khỏe giác mạc, bảo vệ các tế bào trong mắt.

Ngoài ra, trong thành phần của cà rốt còn chứa chất lutein, chất này có khả năng làm tăng mật độ sắc tố trong võng mạc giúp bảo vệ võng mạc và làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, một trong những căn bệnh thường gặp về mắt hiện nay. Cha mẹ có thể ép nước cà rốt pha với nước cam cho trẻ uống hàng ngày.

Các loại rau xanh được biết đến nhiều nhất là diếp cá, bó xôi hay cải lá, là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày. Chúng không những tốt cho cơ thể mà còn rất tốt cho mắt.

Thường thì rau xanh có chứa rất nhiều chất lutein và zeaxanthin, hai chất này có khả năng bảo vệ mắt khỏi tác động có hại từ ánh nắng Mặt trời. Để cải thiện thị lực và sức khỏe cho trẻ học nhiều với máy tính thì cha mẹ nên tăng cường cho con ăn rau xanh mỗi ngày.

Mắt là một trong những bộ phận rất quan trọng của cơ thể nên việc chăm sóc mắt luôn được quan tâm đặc biệt. Hiện nay với chế độ làm việc, học tập không hợp lý của nhiều người đã làm cho sức khỏe mắt suy giảm đi đáng kể.

Với những trẻ sử dụng máy tính nhiều cho mục đích học tập thì bên cạnh các biện pháp kỹ thuật để giảm tác hại của ánh sáng xanh, rất cần có một chế độ dinh dưỡng chăm sóc mắt ngăn ngừa bức xạ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/cac-bien-phap-bao-ve-mat-khi-hoc-truc-tuyen-1597051012873.html)

Tin cùng nội dung

  • Chuyên gia dịch tễ cảnh báo, các bệnh truyền nhiễm mới nổi liên tục xuất hiện trên thế giới và có thể xâm nhập vào nước ta trong vòng 24h. Một số bệnh truyền nhiễm đã được kiểm soát nhưng có xu hướng gia tăng trở lại như bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, dại, lao…
  • Chỉ trong hai ngày đầu tháng 6, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có thêm 217 con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi từ 35 hộ trên địa bàn 8 xã. Mặc dù các cơ quan chuyên môn của tỉnh này đã làm nhiều cách, nhưng dịch tả lợn châu Phi vẫn đang có dấu hiệu lan rộng
  • Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu”- câu nói ấy đã nói lên sức mạnh thể lực của lứa tuổi mười tám đôi mươi. Thế nhưng bệnh tật chẳng chừa ai, teen cũng có thể mắc bệnh.
  • Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) và hãng thông tấn AFP cho biết tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại một số quốc gia trên thế giới diễn biến hết sức phức tạp, số ca mắc và Tu vong tăng nhanh trong các tuần gần đây
  • Sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp và gây quá tải ở những bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên, câu chuyện dưới đây chỉ “dính” một chút loại sốt gây đau đầu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng này ở chỗ là nó diễn ra trong phòng điều trị bệnh sốt xuất huyết, nơi lúc rỗi rãi (đang nằm trên giường bệnh chẳng hạn) sẽ thấy nhiều điều thú vị.
  • Phòng thanh tra chuyên ngành thuộc Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho biết, đơn vị này vừa phối hợp cùng Cục Chăn nuôi và lực lượng công an điều tra...
  • Theo tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, sáng 2/10, bão Mujigea đã vượt qua Lu Dông (Philippin) đi vào Biển Đông. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc – Cơn bão số 4.
  • Dù không phảu cao điểm nhưng số trẻ mắc ho gà thời gian này tăng đột biến. Các chuyên gia cho rằng do tâm lý nhiều trẻ mắc bệnh do cha mẹ lo ngại sử dụng vắc xin Quinvaxem và chờ vắc xin dịch vụ đang khan hiếm nên bỏ lỡ lịch tiêm chủng của trẻ.
  • Trong thời gian qua, mặc dù các lực lượng chức năng luôn tăng cường công tác phòng chống buôn lậu xăng dầu trên biển...
  • Các ca bệnh nhiễm mới có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra chủ quan trước dịch bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY