Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Các loại tinh dầu dành cho người bị dị ứng

Có một số loại tinh dầu dành cho người bị dị ứng giúp làm giảm triệu chứng dị ứng, tuy nhiên nên lưu ý khi sử dụng để tránh tác dụng không mong muốn.

tinh dầu là một trong những biện pháp tự nhiên được dùng để làm giảm các triệu chứng dị ứng theo mùa, dị ứng da. dưới đây là những loại tinh dầu phổ biến và gợi ý các cách sử dụng hợp lý.

7 loại tinh dầu dành cho da dị ứng

1. Tinh dầu hoa oải hương

Một nghiên cứu đã kết luận rằng tinh dầu hoa oải hương có công dụng làm dịu triệu chứng viêm, tăng tốc độ chữa lành, ức chế sự lo lắng, khuyến khích một giấc ngủ sâu. tất cả đều có lợi cho người bị dị ứng. hơn nữa hoa oải hương là một lựa chọn rất tốt cho người dị ứng da vì nó nhẹ nhàng, ít gây kích ứng.

Tinh dầu hoa oải hương có thể được áp dụng trực tiếp lên da hoặc thêm vào trong bồn tắm, kem dưỡng da, các sản phẩm khác để làm dịu kích ứng.

2. Tinh dầu bạch đàn

Theo kết quả của một nghiên cứu vào năm 2010, hỗn hợp tinh dầu gồm eucalyptus citriodora, eucalyptus globulus, bạc hà, oregano syria và hương thảo giúp cải thiện đáng kể triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp. những người tham gia nghiên cứu đã giảm khàn giọng, ho và đau bụng.

Tinh dầu bạch đàn đặc biệt thích hợp cho những trường hợp bị dị ứng theo mùa.

3. Tinh dầu trầm hương

Một nghiên cứu đã sử dụng hỗn hợp gỗ đàn hương, trầm hương và dầu quất để điều trị viêm mũi dị ứng lâu năm. kết quả cho thấy những người tham gia nghiên cứu đã cải thiện triệu chứng tắc đường mũi, sổ mũi, ngứa và hắt hơi. điều này đồng nghĩa rằng hỗn hợp tinh dầu trên có thể giúp giảm các triệu chứng liên quan đến dị ứng, cải thiện giấc ngủ.

Trầm hương được đánh giá có lợi cho những người mắc bệnh hen suyễn, nhờ vào công dụng giảm hoạt động viêm trong cơ thể, hạn chế gây viêm đường hô hấp và nhiễm trùng xoang.

4. Tinh dầu chanh

Trong một nghiên cứu vào năm 2012, người ta đã phát hiện ra rằng Thu*c xịt mũi được chiết xuất từ chanh giúp điều trị viêm mũi dị ứng lâu năm và theo mùa. tinh dầu chanh còn có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn, làm sạch xoang, giảm tắc nghẽn – đây đều là những triệu chứng phổ biến của chứng dị ứng theo mùa.

Nhưng bạn nên lưu ý là không thoa tinh dầu chanh lên da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. do những loại tinh dầu này sẽ khiến da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng, làm tăng nguy cơ phồng rộp hoặc bỏng rát.

5. Tinh dầu cây trà

Tinh dầu tràm được được công nhận là một chất kháng khuẩn, chống viêm, do đó nó phù hợp để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng dị ứng. Nghiên cứu cũng phát hiện rằng dầu cây trà dùng bôi tại chỗ sẽ làm giảm đáng kể sưng, viêm da do histamin.

Tuy nhiên, do hiệu lực cao nên dầu cây trà có thể gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng ở một số người. đặc biệt tinh dầu cây trà rất nguy hiểm nếu nuốt phải.

6. Tinh dầu hoa cúc

Tinh dầu hoa cúc có công dụng làm giảm ngứa, giảm sưng liên quan đến bệnh chàm. Đồng thời nó còn được sử dụng để điều trị các tình trạng da, viêm niêm mạc và các triệu chứng của viêm xoang.

7. Tinh dầu bạc hà

Nghiên cứu vào năm 2010, thực hiện trên động vật đã phát hiện ra bạc hà có tác dụng thư giãn trên cơ trơn, từ đó giảm được các cơn co thắt gây ho. một nghiên cứu khác cho thấy tinh dầu bạc hà cũng có thể điều trị chứng lo âu, mệt mỏi về tinh thần và những triệu chứng thường gặp ở những người bị dị ứng.

Kết hợp bạc hà với dầu hoa oải hương và chanh tạo ra một hỗn hợp làm giảm dị ứng, viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng các loại dầu kết hợp với nhau có thể làm tăng khả năng bị dị ứng.

Cách sử dụng tinh dầu điều trị dị ứng

Tinh dầu có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến nhất gồm:

    Khuếch tán: thêm một vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán tinh dầu hoặc máy xông tinh dầu. Phương pháp này đặc biệt có lợi để điều trị các triệu chứng dị ứng theo mùa.

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu trị bệnh

Nếu bạn bị dị ứng hoặc nhạy cảm với hóa chất thì có thể bạn sẽ phản ứng dị ứng với tinh dầu. vì vậy, hãy chia sẻ với bác sĩ tình trạng bệnh của mình trước khi bắt đầu bất cứ quá trình điều trị bằng tinh dầu. hãy chú ý một số điều sau:

    Sử dụng tinh dầu một cách thận trọng trong lần đầu tiên. Kiểm tra trước phản ứng trên một vùng da khác như cẳng tay. Nếu trong 24 giờ không có bất cứ phản ứng dị ứng thì bạn có thể sử dụng tinh dầu.

Tinh dầu là một phương pháp điều trị phổ biến nhưng nếu không sử dụng đúng cách sẽ mang lại nhiều bất lợi. Chính vì vậy, trước khi sử dụng hãy thông báo và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên hay phương pháp điều trị. Luôn luôn tìm kiếm lời khuyên từ các bác sĩ chuyên môn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cac-loai-tinh-dau-danh-cho-nguoi-bi-di-ung)

Chủ đề liên quan:

dị ứng tinh dầ tinh dầu

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau khi ăn chuối, bạn có thể đang bị dị ứng chuối.
  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY