Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Các thể lâm sàng của bệnh quai bị

Quai bị là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do loại virút thuộc nhóm Paramyxovirus gây viêm tuyến nước bọt, có khi còn gây viêm cả tuyến Sinh d*c,
tụy tạng và màng não. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp và dễ bùng phát thành dịch.

Trước đây, bệnh đã được khống chế tốt nhờ tiêm vắcxin phòng bệnh nhưng hiện nay ở một số cơ sở không bảo đảm độ bao phủ tiêm phòng trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên bệnh có nguy cơ xuất hiện và lây lan.

Các thể lâm sàng của bệnh quai bị

Căn cứ vào nơi khu trú của virút gây bệnh, các nhà khoa học đã xác định các thể lâm sàng của bệnh quai bị gồm viêm tuyến nước bọt mang tai thường gọi là quai bị, dưới hàm, dưới lưỡi; viêm tinh hoàn, buồng trứng; viêm tụy tạng, viêm màng não, viêm não-màng não... Mỗi loại viêm có các thể điển hình và thể ẩn.

Viêm tuyến nước bọt mang tai điển hình: có thời kỳ ủ bệnh từ 15 - 21 ngày, trung bình 18 ngày. Bênh xảy ra âm ỉ, các dấu hiệu lâm sàng không rõ. Tiếp theo bệnh chuyển sang thời kỳ khởi phát mang tính chất cấp tính với triệu chứng sốt cao 38 - 390C hoặc hơn kèm theo nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức xương khớp, ăn ngủ kém. Sau nửa ngày hoặc một ngày, bệnh chuyển sang thời kỳ toàn phát làm cho tuyến nước bọt mang tai bị viêm sưng, bệnh nhân cảm thấy đau nhói tự nhiên ở góc hàm, thấy góc hàm phình ra, da căng và nhẵn nhưng không nóng, không đỏ; người bệnh thường bị viêm cả hai bên cách nhau từ 1 - 3 ngày, chỉ có 1/3 trường hợp bị viêm một bên. Kèm theo đó là viêm niêm mạc miệng, phù nề, đỏ chung quanh lỗ ống dẫn nước bọt của tuyến mang tai. Có khi gặp trường hợp viêm cả tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi làm mặt bạnh ra, vùng dưới cằm sệ xuống, nước bọt ít dần và đặc quánh hơn. Thời khi lui bệnh với dấu hiệu hết sốt sau 4 - 5 ngày, triệu chứng sưng giảm dần, giảm đau rồi trở lại bình thường khoảng sau 8 - 10 ngày kể từ ngày mắc bệnh. Xét nghiệm máu của bệnh nhân ở thời kỳ toàn phát thấy bạch cầu giảm khoảng 4.000 - 5.000/mm3 máu, qua công thức bạch cầu thấy bạch cầu đa nhân giảm, lympho bào tăng tương đối tới 40 - 60%, amylase máu và nước tiểu tăng gấp nhiều lần so với mức bình thường.

Viêm các tuyến Sinh d*c: ở bệnh nhân nam thường gặp là viêm tinh hoàn. Ở bệnh nhân nữ thường gặp là viêm buồng trứng, viêm tuyến vú, viêm hạch tiết chất nhầy. Viêm tinh hoàn hay gặp ở nhóm tuổi phát triển hoặc trưởng thành về Sinh d*c và chiếm khoảng 20 - 30% các trường hợp bệnh quai bị ở người lớn; thường người bệnh bị viêm một bên tinh hoàn với tỉ lệ hơn 50% và hay xảy ra vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 8 khi triệu chứng viêm tuyến nước bọt đã dịu đi, ít khi có trước ngày đó; triệu chứng sốt trở lại nặng hơn với sốt cao 39 - 400C, rét run toàn thân, người bệnh rất mệt, đau nhói vùng tinh hoàn lan xuống bẹn, đùi, hạ nang nhất là khi đi lại và có thể gây nôn; tinh hoàn nhanh chóng bị sưng to gấp 2 - 3 lần trong vòng vài ngày, bìu căng mọng, đỏ, kéo dài 3 - 4 ngày; sau đó bệnh dịu dần, hết sốt và hết sưng khoảng sau 7 - 10 ngày; tinh hoàn có thể trở lại kích thước bình thường nhưng sau 2 - 6 tháng có thể nhỏ dần còn một nửa. Viêm buồng trứng chỉ gặp ở phụ nữ đã quá tuổi dậy thì, chiếm tỉ lệ thấp khoảng 2 - 5% các trường hợp bị mắc bệnh quai bị; bệnh nhân bị sốt, đau bụng dưới, có thể bị xuất huyết tử cung nhẹ và ngắn ngày; bệnh ít để lại di chứng, biến chứng và ít gây tổn thương đến bào thai.

Viêm tụy tạng cấp tính: thường gặp ở người lớn, chiếm tỉ lệ khá cao khoảng 10% các trường hợp bị mắc bệnh quai bị, phần lớn là thể ẩn, chỉ có biểu hiện biến đổi sinh hóa qua kết quả xét nghiệm. Bệnh thường xảy ra ở tuần thứ hai trong khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 10 khi triệu chứng viêm tuyến nước bọt đã dịu đi. Người bệnh bị sốt trở lại, đau vùng thượng vị cấp tính, nôn, đầy bụng, tiêu chảy, chán ăn. Xét nghiệm thấy amylase huyết thanh và nước tiểu tăng rất cao. Bệnh thường diễn biến lành tính và khỏi bệnh sau 1 - 2 tuần, hiếm khi thấy trường hợp gây choáng hoặc để lại di chứng, biến chứng.

Viêm màng não - viêm não: viêm màng não cấp tính hay gặp trong bệnh quai bị. Người bệnh có nhiệt độ tăng đột ngột kèm theo rét run, đồng thời có triệu chứng nhức đầu, nôn vọt, cứng gáy, có dấu hiệu Kernig dương tính, ngủ li bì suốt ngày. Xét nghiệm thấy dịch não tủy có những biến đổi của một tình trạng viêm màng não do virút; bệnh lý viêm màng não có thể xuất hiện sau khi mắc bệnh quai bị khoảng 3 - 10 ngày, tuy vậy nhưng cũng có trường hợp xuất hiện sau 2 - 3 tuần; thực tế có khoảng 30 - 40% bệnh nhân có biến đổi sinh học nhưng không có triệu chứng của viêm tuyến nước bọt. Viêm não và viêm màng não cấp tính ở trẻ em do bệnh quai bị hiếm khi xảy ra, các triệu chứng hay gặp là nhiệt độ tăng đột ngột, rét run, mệt mỏi nhiều, nhức đầu, mất ngủ, mê sảng, rối loạn dinh dưỡng và tâm thần, có khi hôn mê, co giật; diễn biến của bệnh thường lành tính và bệnh thường khỏi sau vài tuần; tuy nhiên trên thực tế cũng có thể để lại di chứng, biến chứng nặng.

Viêm một số cơ quan khác: ngoài các thể bệnh lâm sàng thường gặp đã được nêu ở trên, một số biểu hiện bệnh lý khác của thể bệnh hiếm gặp trong bệnh quai bị là viêm tuyến vú, viêm tuyến tiền liệt, viêm tuyến giáp trạng cấp tính và bán cấp tính, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, tràn dịch màng phổi, viêm phổi không điển hình, viêm thận, viêm đa khớp, viêm tủy sống cấp tính, viêm đa rễ thần kinh, viêm dây thần kinh não số I, VII, VIII là dây thần kinh khứu giác, mặt và thính giác.

Các biến chứng, di chứng trong bệnh quai bị rất ít nhưng khá nặng nề. Đối với nam giới có thể gây vô sinh do cả hai tinh hoàn bị viêm nặng. Đối với nữ giới có thể gây sinh non hoặc thai nhi sinh ra bị tổn thương giác mạc, tim, não. Đối với trẻ em có thể để lại di chứng điếc tai có khi vĩnh viễn, não úng thủy, tiểu đường do viêm tụy tạng kéo dài. Về tiên lượng, bệnh quai bị có nhiều nơi khu trú khác nhau nhưng hầu như bao giờ cũng có diễn biến lành tính; trường hợp Tu vong xảy ra thường do viêm não, viêm cơ tim ở trẻ em nhưng rất ít.

Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

Chẩn đoán xác định bệnh quai bị căn cứ vào 3 yếu tố dịch tễ, lâm sàng và xét nghiệm. Về dịch tễ, cần dựa trên thông tin bệnh nhân đang ở nơi đang có dịch bệnh, mùa bệnh thường vào mùa đông-xuân, người bệnh có tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị khoảng 15 - 21 ngày trước đó. Về lâm sàng, bệnh nhân bị viêm tuyến nước bọt mang tai cấp tính không sinh mủ. Về xét nghiệm, thấy bạch cầu giảm, tế bào lympho tăng cao, amylase máu và nước tiểu cũng tăng cao trong trường hợp viêm tụy tạng tiềm tàng; dịch não tủy có albumin tăng ít, tế bào tăng nhiều, đa số là tế bào lympho trong trường hợp viêm màng não thanh dịch tiềm tàng do virút; đồng thời thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán huyết thanh đặc hiệu giúp cho chẩn đoán xác định, lưu ý huyết thanh phải lấy 2 lần cách nhau 1 - 2 tuần và phải có hiệu giá huyết thanh lần 2 tăng 4 lần so với huyết thanh lần 1 trở lên mới có giá trị chẩn đoán dương tính. Trong tất cả các trường hợp bệnh, để chẩn đoán quyết định phải phân lập được virút quai bị của bệnh nhân từ máu trong 2 ngày đầu, nước bọt và dịch não tủy trong tuần đầu và nước tiểu vào ngày thứ 12. Cần lưu ý chẩn đoán phân biệt với các trường hợp viêm tuyến mang tai do những nguyên nhân khác để tránh nhầm lẫn.

Điều trị bệnh quai bị không có Thu*c đặc hiệu, nếu sử dụng kháng sinh thường không có tác dụng nên chỉ điều trị theo cơ chế và triệu chứng. Chống viêm tuyến nước bọt mang tai bằng biện pháp cách ly bệnh nhân thời gian tối thiểu 9 ngày, cho người bệnh nằm yên một chỗ, hạn chế đi lại nhất là trong thời gian còn sốt và sưng đau tuyến nước bọt khoảng 4 - 6 ngày; chườm nóng vùng hàm, nếu cần cho dùng Thu*c an thành nhẹ, súc miệng bằng nước muối, uống nước chua, ngậm chanh, ăn nhẹ, ăn thức ăn lỏng những ngày đầu. Chống viêm tinh hoàn bằng cách mặc quần lót chật để treo tinh hoàn, chườm nóng; nằm nghỉ 5 - 7 ngày trong thời gian đau, dùng Thu*c giảm đau và chống viêm, dùng vitamin E trong thời gian 1 - 2 tháng để tạo khả năng sinh tinh trùng sau viêm tinh hoàn. Chống viêm tụy tạng bằng cách nhịn ăn, thay thế bằng nước uống hoặc dịch truyền, dùng Thu*c giảm đau. Chống viêm màng não bằng cách chọc dịch não tủy 1 - 2 lần, mỗi lần rút ra 10 - 15 ml; dùng Thu*c chống viêm phối hợp với dung dịch ngọt glucose ưu trương truyền nhỏ giọt tốc độ nhanh cho đến khi bệnh nhân tỉnh, cần kết hợp với việc nuôi dưỡng và hộ lý bất động. Chống viêm đa khớp, viêm tuyến giáp trạng có thể dùng các loại Thu*c để giảm viêm và chống đau thông thường.

Phòng bệnh quai bị bằng biện pháp cách ly bệnh nhân tại nhà với thời gian khoảng 9 - 10 ngày. Người tiếp xúc với bệnh nhân cần đeo khẩu trang bảo vệ, không cần tẩy uế buồng bệnh hoặc phòng bệnh và các dụng cụ bệnh nhân thường dùng. Việc phòng bệnh quai bị tốt nhất là sử dụng vắcxin để phòng ngừa bằng cách tiêm loại vắcxin sống giảm độc lực phối hợp phòng 3 bệnh sởi, quai bị và rubella có tên thương mại là MMR II (Measles, Mumps, Rubella), tiêm cho trẻ em từ 15 tháng tuổi trở lên và có thời gian bảo vệ được hơn 11 năm hoặc tiêm vắcxin Trimovax cũng là loại vắcxin phối hợp phòng 3 bệnh này, tiêm cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên và có thời gian bảo vệ cũng hơn 10 năm.

TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cac-the-lam-sang-cua-benh-quai-bi-n138419.html)

Tin cùng nội dung

  • Quai bị là bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó hay gặp là viêm tinh hoàn…
  • Quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn xảy ra ở nam giới có thể gây vô sinh do làm tổn thương các tế bào sinh tinh trong ống sinh tinh.
  • Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận một bé trai 10 tuổi bị biến chứng viêm tinh hoàn khi mắc quai bị.
  • (Mangyte) - Em 25 tuổi, lúc 12 tuổi có bị bệnh quai bị, vậy có bị lại lần 2 không? Và tuổi của em có Thu*c chích ngừa quai bị không?
  • Trong các trường hợp vô sinh ở nam giới, có một số đối tượng bị biến chứng teo tinh hoàn do mắc bệnh quai bị trong thời gian còn trẻ.
  • Trước đây em bị bệnh quai bị và từ đó tinh hoàn bên to bên nhỏ. Tình trạng này có ảnh hưởng đến sinh sản và khả năng chăn gối của em không? (Hoan).
  • Tôi bị bệnh quai bị đến nay là 6 tháng. Tinh hoàn của tôi bị viêm và teo nhỏ, bây giờ chỉ bằng ngón tay trỏ.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut thuộc nhóm Paramyxovirus; hay xảy ra vào mùa xuân, thường gặp ở trẻ 5 - 10 tuổi. Triệu chứng chủ yếu là sưng tuyến mang tai; bệnh nặng có thể tổn thương thần kinh, viêm tinh hoàn - mào tinh, viêm tụy cấp, viêm khớp...
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai (một trong ba cặp của tuyến nước bọt và nằm ở phía trước dưới của tai). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 đến 9 tuổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY