Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách cân bằng dinh dưỡng tránh sướng mồm, khổ thân

(MangYTe) - Ngày Tết truyền thống, gia đình sum vầy bên nhau cùng thưởng thức nhiều món ăn. Điều quan trọng nhất khi vui Tết, đón Xuân là biết cách cân bằng dinh dưỡng để có hệ tiêu hóa khỏe khi du Xuân.

Bụng ậm ạch - cảm giác thật khó chịu trong ngày Tết

Ðầy bụng khó tiêu là tình trạng bụng phình to, căng cứng, cảm giác óc ách như đầy nước, gây khó chịu ngay cả khi không ăn. Có nhiều nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu. Trong đó ngày Tết thường xảy ra tình trạng thiếu hụt và mất cân bằng dinh dưỡng, vì vấn đề dinh dưỡng, sinh hoạt thay đổi.

Ngày Tết mọi người thường ăn nhiều đồ công nghiệp như các loại thịt nguội, thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp... có hàm lượng muối quá cao, nhiều các chất phụ gia, chất bảo quản, hầu như không có chất xơ và vitamin.

Mâm cơm Tết có nhiều loại thịt dẫn đến nguy cơ thừa chất mỡ và đạm, thiếu hụt rau, các loại vitamin và chất xơ. Cộng với đó là việc sử dụng nhiều các loại bánh ngọt, mứt kẹo, nước giải khát, rượu bia... Tất cả điều này khiến nhiều người rơi vào tình trạng đầy bụng, chán ăn, khó tiêu...

Ngoài ra, ngày Tết nhiều người thường không ăn đúng bữa, đúng giờ, vừa ăn xong đã đi nằm ngay hay ngồi yên một chỗ khiến hệ tiêu hóa bị trì trệ làm ảnh hưởng đến chuyển hóa thức ăn. Thói quen hay gặp nữa là vừa ăn vừa xem phim, cười nói trong lúc ăn sẽ nuốt phải nhiều không khí, gây ra tình trạng trướng bụng, đặc biệt là ở trẻ em, làm cho tình trạng đầy hơi, khó tiêu khá phổ biến.

Dấu hiệu nhận biết đầy bụng, khó tiêu

Khó tiêu xuất hiện thường xuyên hoặc từng đợt một vài ngày, xảy ra sau khi ăn hoặc trong khi ăn, người bệnh cảm thấy nóng bỏng vùng thượng vị đặc biệt là sau khi uống rượu, dùng các thức ăn có nhiều chất béo, đường sữa hay các thức ăn nóng có chứa các gia vị kích thích như ớt, hạt tiêu. Có những trường hợp bệnh nhân thấy bụng quặn thành cơn.

Ðôi khi người bệnh còn xuất hiện ợ hơi, ợ chua, cảm giác buồn nôn, hoặc có thể nôn vào buổi sáng. Bụng tức nặng ở phía trên, cảm giác óc ách như chứa đầy nước, đầy hơi. Thở phì phò, đi lại nặng nề. Có thể bị tiêu chảy, táo bón kèm theo.

Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi, kiệt sức thì có thể là báo hiệu của một bệnh nguy hiểm cần điều trị sớm.

Giải pháp cần áp dụng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị mỗi người trưởng thành cần ăn đủ tối thiểu 400g rau củ quả mỗi ngày để bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thực vật cho cơ thể, kết hợp với việc luyện tập thể lực hợp lý và một đời sống tinh thần lành mạnh, sẽ tạo nền tảng vững chắc để đạt đến sức khỏe tối ưu. Việc duy trì tập luyện thể lực ngày Tết khá quan trọng, vừa tiêu đốt năng lượng thừa vừa duy trì thói quen vận động của cơ thể, tránh sức ì, đồng thời cho ta cảm giác ngon miệng trong các bữa ăn.

Tạo thói quen ăn trái cây mỗi ngày, kể cả ngày Tết vì đây là nguồn vitamin chính, chứa nhiều chất xơ, là thực phẩm giúp cân đối khẩu phần thức ăn giàu đạm, béo trong những ngày Tết. Bữa ăn nên bổ sung thực phẩm hỗ trợ cũng như ổn định đường tiêu hóa như dưa hành, sữa chua, tỏi, gừng, nghệ...

Nên ăn uống đủ và đúng giờ, đúng bữa, cố gắng xây dựng 3 bữa ăn chính. Trong khẩu phần ăn nên bớt đi một chút, do ngày Tết thường ít vận động và không phải làm việc.

Việc uống gì trong ngày Tết cũng rất quan trọng, nên sử dụng nước trái cây, hoa quả. Nên sử dụng trái cây - nước ép trước các bữa ăn khoảng 30 phút. Không nên dùng nước trái cây vào buổi sáng mới ngủ dậy, lúc đói bụng. Nước ép thì vắt ra cần dùng ngay, để lâu sẽ bị tăng độ acid và phân huỷ các vitamin.

Hạn chế nước uống có gas vì chứa CO2 bão hòa, chất làm ngọt, chất tạo hương vị, chất bảo quản... gây giảm khả năng hấp thu canxi ở ruột, tạo cảm giác no giả tạo không muốn ăn. Ngoài ra, chúng còn làm giảm khả năng dung nạp các chất dinh dưỡng và gây rối loạn tiêu hóa. Ðặc biệt, nên hạn chế uống bia rượu trong ngày Tết.

Nên hạn chế xào, rán, quay, nướng và ưu tiên hấp, luộc, nấu canh, kho nhạt hoặc ăn sống kiểu salad, trộn... Có rất nhiều loại rau củ bị mất hầu hết vitamin và khoáng chất khi chúng ta xào nấu quá kỹ, thậm chí một số thực phẩm còn bị biển đổi chất khi chế biến ở nhiệt độ quá cao hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với lửa hoặc bị cháy...

BS. Quốc Khánh (Theo suckhoedoisong)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (https://vietq.vn/cach-can-bang-dinh-duong-tranh-suong-mom-kho-than-d196739.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ngoài việc dùng Thu*c, chế độ ăn uống cũng một phần nào hỗ trợ người bệnh làm chậm quá trình tiến triển của căn bệnh nguy hiểm này.
  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY