Dáng đẹp hôm nay

Cách chăm sóc da tay khi dùng nhiều dung dịch sát khuẩn

Việc rửa tay nhiều lần bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh để phòng chống virus Covid-19 làm da tay bị khô, kích ứng da tay. Do đó, người dùng cần chăm sóc da tay thường xuyên.

Trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Covid-19 đang lây lan, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần rửa tay thường xuyên, nhiều lần trong ngày với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh. Tuy nhiên, việc này làm khô, kích ứng da tay.

Dưỡng ẩm da thường xuyên

Những ngày gần đây, phòng khám của Bệnh viện Da liễu TPHCM tiếp nhận những ca bị kích ứng da do sử dụng dung dịch sát khuẩn và nước rửa tay nhiều lần trong ngày khiến làn da sần sùi, bong tróc, nứt nẻ đến chảy máu tay.

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, việc bàn tay tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa có thể lấy đi lớp dầu giữ ẩm trên da làm cho da khô, nứt nẻ và dễ kích ứng, dễ thúc đẩy các bệnh lý viêm da như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, chàm bàn tay…

Để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm mà vẫn bảo vệ da tay không bị khô ráp, nứt nẻ…, nhất là đối với những người có bệnh lý viêm da cơ địa mãn tính, Thạc sĩ, bác sĩ Trần Nguyên Ánh Tú, Phó Trưởng khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TPHCM, khuyến cáo rằng không nên rửa tay quá lâu, không nên rửa tay với nước quá nóng, sau khi rửa tay xong nên lau tay lại với khăn mềm, không nên chà sát tay quá mạnh, bôi kem dưỡng ẩm, kem phục hồi thường xuyên, nhiều lần trong ngày, đặc biệt sau mỗi lần rửa tay.

Thời điểm tốt để bôi kem dưỡng ẩm là sau khi tắm, khi xem tivi và ngay trước khi đi ngủ. Có thể đeo thêm găng tay vào ban đêm ngay sau khi bôi kem dưỡng ẩm để tránh bị dính kem vào tấm trải giường.

Da tay khô, nứt nẻ thường không ảnh hưởng đến sức khỏe mà chỉ gây cảm giác khó chịu và mất thẩm mỹ. Nếu sử dụng những biện pháp trên nhưng tình trạng da bị nứt nẻ, khô không cải thiện, người bệnh nên đến những bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được khám và điều trị kịp thời.

Dùng găng tay hạn chế tiếp xúc hóa chất

Để giảm việc kích ứng với hóa chất làm ảnh hưởng đến da tay, mọi người nên đeo găng tay khi rửa chén, vệ sinh nhà cửa.

Sử dụng găng tay khi làm việc trong môi trường ẩm ướt và khi tiếp xúc với hóa chất hoặc vật liệu có khả năng gây truyền nhiễm. Đeo găng tay trong thời gian càng ngắn càng tốt, lý tưởng là không quá 20 phút vì mồ hôi có thể làm viêm da nặng hơn.

Găng tay phải luôn sạch sẽ, khô ráo và không bị thủng rách. Sử dụng găng tay PVC hoặc găng tay nitrile dùng một lần vì chúng ít gây dị ứng. Sử dụng găng tay lót bông bên trong để giảm mồ hôi.

Làm sạch bên trong găng tay đa dụng bằng cách lộn găng từ trong ra ngoài và rửa sạch bằng nước ấm ít nhất vài lần một tuần. Tháo và thay găng tay nếu chúng bị ướt bên trong.

Theo sgtiepthi.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/cach-cham-soc-da-tay-khi-dung-nhieu-dung-dich-sat-khuan-4069817-l.html)

Tin cùng nội dung

  • Iốt làm kết tủa protein và ôxy hóa các enzym làm ngăn cản tạo màng vi khuẩn. Iốt có tác dụng diệt khuẩn nhanh trên nhiều vi khuẩn...
  • Hay phối hợp thêm chất hexaclorophen là chất kìm khuẩn mạnh. Xà phòng và chất tẩy uế chứa 3% hexaclorophen có tác dụng kìm khuẩn mạnh và lâu bền vì giữ lại ở lớp sừng của da.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Người ta đã đặt vấn đề về sự an toàn của triclosan là chất sát khuẩn được dùng làm chất phụ gia của khá nhiều sản phẩm dùng hằng ngày trên khắp thế giới.
  • Các Thuốc như benzoyl peroxide hoặc axit salicylic là những Thuốc thông thường được dùng điều trị mụn (trứng cá) có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng
  • Một nghiên cứu của Trường Đại học Vienna (Áo) cho biết mỗi ngày trẻ ăn 1 hộp sữa chua có tác dụng tương đương với tiêm một ống Thu*c tăng sức đề kháng
  • Dung dịch vệ sinh phụ nữ có tác dụng tẩy rửa được bào chế dành riêng cho việc vệ sinh V*ng k*n, nhằm phòng ngừa và giảm thiểu bệnh phụ khoa.
  • Do tiếp xúc hóa chất khi dùng tay trần để rửa chén bát, vệ sinh nhà… có thể dẫn tới các bệnh ở tay như: viêm da, hở móng (ly móng), theo BS Huỳnh Huy Hoàng, BV Da liễu TP.HCM.
  • Nước đá hay đá lạnh không có tác dụng sát khuẩn. Bởi với mức dao động giữa đá lạnh và vết thương chưa đủ lâu để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY