Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Cách chăm sóc và chữa viêm da tiếp xúc tại nhà

Áp dụng các biện pháp chăm sóc và chữa viêm da tiếp xúc tại nhà có thể hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng và làm giảm nguy cơ lạm dụng Thu*c Tây...

để thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương và ngăn ngừa biến chứng, bạn cần áp dụng chăm sóc và chữa bệnh viêm da tiếp xúc tại nhà kết hợp với sử dụng Thu*c khi cần thiết. chườm lạnh, dùng kem dưỡng ẩm, bổ sung đủ nước, dùng gel nha đam… là những giải pháp tại nhà hoàn toàn có thể đáp ứng triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc.

Tổng quan về bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một bệnh lý da liễu phổ biến, đặc trưng bởi những tổn thương da xảy ta khi tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng. khác với các bệnh lý thường gặp về da, viêm da tiếp xúc chỉ gây tổn thương khu trú ngay tại vùng da có tiếp xúc với tác nhân kích thích.

Tuy nhiên trong trường hợp tổn thương da kích hoạt ở mức độ nghiêm trọng thì vùng da lân cận cũng có thể bị ảnh hưởng. Biểu hiện thường là da bị đỏ, phát ban, kích ứng và nổi mề đay.

Có rất nhiều tác nhân liên quan đến sự bùng phát triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc. điển hình như côn trùng, hóa mỹ phẩm, dung môi công nghiệp, đồ trang sức, mạt bụi, phấn hoa, nấm mốc…

Bệnh lý này thường diễn tiến cấp tính và có thể đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị. nếu sớm phát hiện và chăm sóc đúng cách thì tổn thương da có thể được kiểm soát nhanh chóng và thuyên giảm sau khoảng 1 – 4 tuần.

Tuy nhiên, trường hợp chủ quan, không nghiêm túc điều trị thì tổn thương da có thể lan rộng kèm theo tình trạng ngứa ngáy dữ dội kéo dài. Nhiều trường hợp cào gãi nhiều còn gây ra tổn thương thứ phát, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và phát sinh biến chứng nghiêm trọng.

9 Cách chăm sóc và chữa viêm da tiếp xúc tại nhà

Đối với bệnh viêm da tiếp xúc nếu phát hiện sớm và các triệu chứng trên da còn nhẹ thì việc chữa trị và chăm sóc tốt tại nhà hoàn toàn có thể đáp ứng. nhiều trường hợp bệnh có thể thuyên giảm nhanh chóng mà không cần đến sử dụng Thu*c.

Còn với những trường hợp phát hiện muộn, triệu chứng nặng thì việc chăm sóc và chữa trị tại nhà được xem như phương án hỗ trợ. có thể kết hợp với dùng Thu*c để thúc đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương và ngăn ngừa nguy cơ triệu chứng bùng phát trở lại.

Dưới đây là 9 cách chăm sóc và chữa viêm da tiếp xúc tại nhà tốt nhất:

1. Tắm nước mát giúp loại bỏ dị nguyên và làm dịu da

Triệu chứng viêm da tiếp xúc thường kích hoạt khi làn da của bạn tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng hay dị ứng. lúc này tác nhân gây bệnh có thể vẫn còn tồn tại trên da. chính vì thế bạn có thể tắm nước mát để giúp loại bỏ hoàn toàn dị nguyên khiến da bị kích thích.

Đồng thời việc tắm nước mát còn có thể giúp làm dịu da và giảm ngứa ngáy một cách hiệu quả. làn da sạch sẽ, thông thoáng cũng sẽ giúp bạn có được cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn. cách chăm sóc và chữa trị này đặc biệt phù hợp khi triệu chứng kích hoạt tại nhiều vị trí.

2. Chườm lạnh giúp giảm ngứa và sưng viêm

Nóng rát, sưng đỏ da và ngứa ngáy khó chịu là những triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh viêm da tiếp xúc. các triệu chứng này thường khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, bứt rứt rất khó chịu. để làm dịu da, giảm sưng và giảm nguy cơ cào gãi do ngứa, bạn có thể áp dụng cách chườm lạnh lên vùng da tổn thương khoảng 10 – 15 phút.

Cách thực hiện:

    Trước khi chườm lạnh cần dùng hồ Hexamidine, Thu*c tím hay dung dịch Chlorhexidine để sát trùng vùng da bị bệnh.

3. Thường xuyên dưỡng ẩm cho da

Sau khi da đã khô lại và đóng mài, bạn cần chú ý thoa kem dưỡng ẩm cho da để làm giảm tình trạng khô ráp và bong tróc da. Đồng thời cách này còn giúp thúc đẩy tốc độ hồi phục và ngăn ngừa nguy cơ hình thành thâm sẹo trên da.

Cần lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm lành tính được chiết xuất từ thành phần tự nhiên để đảm bảo an toàn cho làn da. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm da phù hợp nhất.

Chỉ cần thoa một lớp mỏng nhẹ, mỗi ngày đều đặn 2 lần là đã có thể chăm sóc tốt cho sức khỏe làn da. dưỡng ẩm không chỉ làm dịu da, cấp ẩm, giảm ngứa mà còn tăng hàng rào bảo vệ cho da và thúc đẩy hình thành các tế bào da mới.

4. Chữa viêm da tiếp xúc tại nhà với gel nha đam

Trong nhiều trường hợp, bệnh viêm da tiếp xúc có thể khiến làn da của bạn bị mất nước, khô ráp, không duy trì được độ ẩm tự nhiên, dễ bong tróc. lúc này nếu không chăm sóc tốt thì da dễ bị nứt nẻ, ngứa dữ dội và đau rát.

Có thể dùng gel nha đam để dưỡng ẩm và làm dịu da, đồng thời hỗ trợ phục hồi các tế bào da đang bị tổn thương. Gel nha đam còn rất dồi dào các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da và giảm hình thành nếp nhăn trên bề mặt da.

Một số thực nghiệm lâm sàng cho thấy, dùng gel nha đam không chỉ giúp cải thiện triệu chứng viêm da tiếp xúc mà còn hữu ích trong điều trị các bệnh da liễu khác. điển hình như bệnh chàm, viêm da cơ địa, vảy nến…

Cách thực hiện:

    Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi đem rửa cho thật sạch rồi gọt bỏ vỏ và dùng thìa cạo lấy phần gel trong.

5. Giảm ngứa ngáy bằng cách tắm bột yến mạch

Bột yến mạch có chứa thành phần saponin với công dụng làm sạch da dịu nhẹ nhưng lại không gây kích ứng như các loại xà phòng thông thường. Nguyên liệu này còn chứa một hàm lượng kẽm dồi dào có tác dụng sát trùng và ức chế vi khuẩn tấn công da.

Bên cạnh đó, avenanthramides có trong bột yến mạch còn giúp làm dịu da, kháng viêm và giảm ngứa ngáy. nhiều nghiên cứu gần đây cũng ghi nhận thành phần này còn giúp thúc đẩy tốc độ chữa lành vết thương, đồng thời ngăn ngừa tổn thương da lan rộng. chính vì thế bạn có thể dùng bột yến mạch để chữa bệnh viêm da tiếp xúc tại nhà.

Cách thực hiện:

    Chuẩn bị 1 bồn nước tắm, nên pha nước có độ ẩm vừa phải.

6. Sử dụng mật ong nguyên chất

Sử dụng mật ong nguyên chất là mẹo chữa bệnh viêm da tiếp xúc ngay tại nhà rất dễ thực hiện. mật ong có chứa rất nhiều lợi khuẩn giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên cho da. nhờ đó mà có thể cải thiện tình trạng viêm đỏ, ngứa ngáy trên da do viêm da tiếp xúc.

Ngoài ra, mật ong còn có công dụng làm dịu da, dưỡng ẩm và cân bằng độ pH cho da. Các hoạt chất chống oxy hóa dồi dào trong nguyên liệu này còn có tác dụng làm tăng tốc độ phục hồi các mô da bị tổn thương.

Cách thực hiện:

    Đầu tiên cần làm sạch và lau khô vùng da tổn thương.

7. Uống nhiều nước giúp hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc tại nhà

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể là thói quen lành mạnh giúp bạn luôn có một sức khỏe tốt. ngoài ra, thói quen này còn giúp cân bằng độ ẩm tự nhiên cho làn da, chống khô da và làm giảm tình trạng ngứa ngáy do bệnh viêm da tiếp xúc.

Việc cung cấp đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày cho cơ thể còn giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da. Đồng thời hạn chế tổn thương da lan rộng. Uống nhiều nước còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể, hỗ trợ thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên da diễn ra nhanh chóng hơn.

8. Lá trầu không chữa bệnh viêm da tiếp xúc tại nhà

Lá trầu không là dược liệu được sử dụng rộng rãi trong dân gian để khắc phục các vấn đề da liễu trong đó có bệnh viêm da tiếp xúc. hàm lượng polyphenol, đặc biệt là catalase và superoxide effutase có tác dụng kích thích sản sinh collagen. đồng thời hỗ trợ làm tăng tốc độ chữa lành tổn thương ở da và mô mềm.

Tinh dầu eugenol trong lá trầu không còn có khả năng sát trùng, kháng khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng kích hoạt trên vùng da bị tổn thương do viêm da tiếp xúc. từ đó không chỉ có tác dụng kiểm soát của bệnh mà còn ngăn ngừa nguy cơ phát sinh biến chứng.

Cách thực hiện:

    Chuẩn bị 1 nắm lá trầu tươi đem rửa cho thật sạch với nước muối pha loãng.

9. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin

Sức khỏe làn da không chỉ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài mà còn bị chi phối rất nhiều bởi các yếu tố bên trong. các chuyên gia da liễu khuyến cáo, khi đang mắc bệnh viêm da tiếp xúc bạn nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin.

Điều này sẽ giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương da do viêm da tiếp xúc từ bên trong. đồng thời tăng cường miễn dịch tự nhiên và màng lipid bảo vệ da, tránh triệu chứng kích hoạt trở lại.

    Vitamin C: Đây chính là thành phần thiết yếu giúp củng cố và tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch. Đồng thời đẩy lùi các tế bào sắc tố melanin, giúp tăng sinh elastin, collagen… Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, cà rốt, lựu, ổi, cam quýt… sẽ có thể giảm mức độ tổn thương da, cải thiện đề kháng và ngăn ngừa thâm sẹo rất tốt.
  • Vitamin nhóm B: Nhóm vitamin này có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm khô ráp và bong tróc da. Đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, chàm hay viêm da cơ địa. Nấm, rau bina, hạt mè, quả hạch, cà chua, bơ, yến mạch… là những thực phẩm giàu vitamin nhóm B bạn nên bổ sung.
  • Vitamin E: Loại vitamin này có tác dụng chống oxy hóa và dưỡng ẩm sâu cho làn da của bạn. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng khô da, đồng thời tăng tốc độ phục hồi da. Bơ, mật ong, cá hồi, dầu oliu… đều là những thực phẩm có hàm lượng vitamin E cao.

Ngoài ra, khi bị viêm da tiếp xúc bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống gây ảnh hưởng xấu cho làn da. điển hình như cà phê, trà đặc, rượu bia, đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, thực phẩm dễ gây dị ứng…

Áp dụng các cách chăm sóc và chữa bệnh viêm da tiếp xúc tại nhà có thể hỗ trợ khắc phục triệu chứng và hạn chế nguy cơ lạm dụng Thu*c điều trị. tuy nhiên, khi tình trạng bệnh trở nên nặng nề, bạn cần chú ý phối hợp với các biện pháp chuyên sâu theo chỉ định bác sĩ để kiểm soát tốt nhất diễn tiến của bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

    Giải pháp “vàng” điều trị viêm da tiếp xúc tận gốc, ngăn chặn tái phát từ thảo dược

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-viem-da-tiep-xuc-tai-nha)

Tin cùng nội dung

  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY