Ẩm thực hôm nay

Cách chế biến gà công nghiệp giúp thịt ẩm da mềm bóng mướt ra sao mà chị em thi nhau like share?

Món gà công nghiệp sẽ không còn khô, bã nếu bạn áp dụng công thức này!

Thịt gà là nguồn đạm động vật có chất lượng cao giá rẻ. Ngoài đạm, thịt gà lại ít chất béo. Trong chất béo của gà thì hàm lượng Omega 3 lại cao và không chứa transfast (chất làm tăng LDL và giảm HDL). Thịt gà chứa nhiều vitamin A, E, C, B1, B2, PP và các muối khoáng canxi, phospho, sắt. Do đó nó có tác dụng hỗ trợ cơ thể chống ung thư và bổ dưỡng.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể chọn được gà ta thịt dai để ăn, đôi khi bắt buộc phải ăn thịt gà công nghiệp. giống như bạn skylie nguyen hiện đang sinh sống và làm việc tại úc, bạn cũng không thích ăn thịt Skylie nguyen chia sẻ: "mình bắt đầu nghĩ tới việc mua một con

Và để cụ thể cho nghiên cứu của mình, Skylie đã chia sẻ công thức làm món gà nước tương bằng phương pháp ủ hơi nóng. Cùng theo dõi nhé!

Nguyên liệu chuẩn bị:

1 con gà khoảng 1.3kg

6 tép tỏi

2 củ hành tím

2 cây hành lá

3-4 lát gừng nhỏ

3 lá nguyệt quế, 1 cây quế nhỏ và 1 hoa hồi

2 muỗng canh rượu trắng

1/2 cup hắc xì dầu

1/2 cup nước tương

1/2 muỗng cafe muối

2 cục đường phèn lớn (có thể thay thế bằng 2-3 muỗng canh đường cát)

1 muỗng đường mạch nha (hoặc thay thế bằng mật ong)

Mì trứng tươi

Nước tương ngọt (ABC kecap)

Ớt sa tế tôm

Cải rổ

Dưa leo

Sambal oelek chilli

Cách làm:

Trước hết nhuộm gà với hắc xì dầu và ít muối. Để khoảng 30 phút để gà thấm.

Trong lúc đợi, phi thơm hành lá, gừng, tỏi, củ hành tím, 3 lá nguyệt quế, 1 cây quế nhỏ và 1 hoa hồi để tạo mùi. Cho thêm 1,5l tới 3l nước vào nồi sao cho ngập hết gà (tùy vào nồi to hay nhỏ mà chỉnh lượng nước phù hợp).

Khi nước sôi, cho hắc xì dầu, nước tương, rượu trắng, đường phèn, muối. Nêm theo từng khẩu vị mỗi gia đình.

Gà sau khi tẩm ướp 30 phút, chần qua hỗn hộp nước tương trên bếp hai ba lần để da gà quen với nhiệt (cách này giúp da gà không bị nứt) trước khi cho hẳn nguyên con vào ngập trong nước tương, phần ức gà là nơi dễ khô nhất nên phải hướng lên trên. Khi nước sôi trở lại thì bắt đầu tính giờ luộc gà.

Con gà mình đang dùng là 1,3kg nên sẽ luộc gà với lửa trung bình lớn trong 12-15 phút. Sau 13 phút, tắt bếp và bắt đầu tính giờ ủ gà. Mình ủ gà trong 50 phút, hơi nóng trong nồi sẽ làm gà chín từ từ nên nhất định không được mở nắp nồi. Dùng nhiệt kế để kiểm tra gà chín chưa. Mình thường để tới 76 độ C - 78 độ C thì lấy gà ra.

Gà khi lấy ra để ở nhiệt độ phòng, cho nguội từ từ, phết lên trên da gà một lớp đường mạch nha pha với nước ấm khi gà đang nóng để da gà thêm bóng bẩy và đẹp mắt.

Tận dụng nước tương luộc gà để làm nước xốt chan mì, cho thêm bột nêm, nước tương ngọt, ít muối và đường vào. Vì mì rất nhạt nên phần nêm nếm cần cho thật đậm đà nhé.

Luộc mì tươi, rau cải. Sau đó xếp ra đĩa với ít mì, dưa leo, rau cải và sa tế tôm, chan nước xốt lên là hoàn thành. (Ớt sa tế tôm tạo nên một vị đặc trưng cho món mì nên mọi người đừng thiếu nhé).

Món này được dọn ra cùng với pickled green chillis và sambal oelek chilli, hai loại ớt này chua chua làm bớt vị ngấy và ngán của món mì.

Skylie Nguyen chia sẻ thêm yêu cầu quan trọng nhất khi làm món gà này đó là: "cần chú ý nhất thời gian ủ gà, ủ quá nhanh thì gà không chín tới được, ủ quá lâu thì gà sẽ bị quá chín. Thường thì những người mới làm, mình khuyên nên dùng dụng cụ đo nhiệt để kiểm tra nhiệt độ gà. Trên 74 độ thì gà mới chín được. Mình ở Úc nên mình ăn món này nhiều lắm, người Tàu họ nấu không quá chín gà, chỉ cần gà không bị hồng và dính xương là gà đã chín nhé. Đôi khi chặt ra xương gà vẫn còn đỏ, nhưng cái đó là máu từ tủy, không phải là gà chưa chín tới."

Chuyên mục Ăn ngon cảm ơn Skylie Nguyen đã chia sẻ một công thức hay. Chúc bạn sẽ có thêm nhiều món ăn ngon mỗi ngày nhé!

Lưu ý khi chế biến thịt gà

– Rửa tay bằng nước ấm với xà phòng trong 20 giây trước và sau khi tiếp xúc với gà.

– Rửa thịt sống một cách nhẹ nhàng, do nước rửa cùng vi khuẩn có thể bắn ra kệ, tủ và quần áo.

– Dùng một thớt riêng cho thịt gà sống.

– Không đặt thực phẩm tươi hay đã nấu chín vào bát đĩa đựng gà sống trước đó.

– Rửa dụng cụ nhà bếp và lau dọn kệ bằng nước nóng pha xà phòng sau khi chế biến thịt gà.

– Đảm bảo thịt gà được nấu chín ở nhiệt độ an toàn tối thiểu là 74 độ C.

– Bảo quản thịt gà trong tủ lạnh hoặc để ở ngoài khoảng hai tiếng (một giờ nếu nhiệt độ bên ngoài hơn 32 độ C).

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/cach-che-bien-ga-cong-nghiep-giup-thit-am-da-mem-bong-muot-ra-sao-ma-chi-em-thi-nhau-like-share-20201019171851673.chn)

Tin cùng nội dung