Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh chăm sóc bé

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và thẩm mỹ của bé. Do đó, cần thăm khám và điều trị đúng cách để bảo vệ sức

viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và thẩm mỹ của bé. do đó, cần thăm khám và điều trị đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho con yêu. những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được cách chữa cũng như cách chăm sóc bé khi bị viêm da viêm da cơ địa.

I/ Các thông tin cần biết về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Nắm rõ các thông tin về viêm da cơ địa trẻ sơ sinh sẽ giúp các bậc phụ huynh chủ động hơn trong việc điều trị và phòng bệnh cho con:

Nguyên nhân

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý da liễu phổ biến mà bất cứ trẻ nhỏ nào cũng có thể mắc phải. tuy nhiên, các bé từ 2 – 4 tháng tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. bệnh có thể xảy ra do yếu tố di truyền hoặc do dị ứng gây ra. vì vậy, những trẻ đã từng hoặc trong gia đình có người đã từng bị các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen phế quản sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ còn lại. có nhiều trường hợp khi đến tuổi thiếu niên, bệnh tự biến mất. nhưng cũng có nhiều người viêm da cơ địa sẽ tồn tại trong nhiều năm cho đến khi họ trưởng thành hoặc về già.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Thông thường, trẻ bị viêm da cơ địa sẽ có các biểu hiện như: khô da hoặc tiết dịch, phát ban đỏ hoặc xuất hiện mụn nước ở vùng da trên mặt, sẩn đỏ da đầu, cánh tay, chân hoặc vùng sau tai. đồng thời xuất hiện nhiều vảy tiết màu vàng ẩm ướt hoặc các vảy có màu nâu xám khô. nếu bóc hết lớp vảy, nền da phía dưới thường có màu đỏ khô hoặc tiết dịch. tình trạng này được gọi là viêm da phía dưới vảy. các biểu hiện bệnh viêm da cơ địa trẻ sơ sinh có thể trở nên trầm trọng hơn khi có sự tác động của các yếu tố:

    Mặc quần áo dày,chất liệu không thoát nhiệt, tắm bằng nước nóng, dùng lò sưởi.

Những triệu chứng mà bệnh gây ra không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cho trẻ. Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nóng rát trên da khiến bé hay quấy khóc, ăn ngủ không ngon ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ.

II/ Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Nguyên tắc điều trị của các bệnh da liễu nói chung và viêm da cơ địa nói riêng là cần để bé tránh xa các yếu tố dị ứng có thể khiến bệnh nặng thêm. sau đó, các mẹ cần áp dụng các biện pháp chăm sóc da cho trẻ đúng cách. điều này nhằm vào mục đích:

    Khắc phục các biểu hiện mà bệnh gây ra như giảm viêm, giảm ngứa.

Các biện pháp kiểm soát cơn ngứa

Cảm giác ngứa ngáy xuất hiện sẽ khiến bé hay gãi, cào cấu trên da. nó sẽ làm cho tình trạng viêm da trở nên nặng hơn. một số trường hợp còn bị bội nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương hở trên da. để làm giảm cảm giác ngứa ngáy, giúp bé dễ chịu hơn, các mẹ có thể áp dụng cách sau:

    Dùng băng ướt hoặc đắp khăn ẩm lên vùng da bị bệnh.

Trong số những biện pháp trên, phương pháp đắp ẩm (băng ướt) được cho là cách giảm ngứa mang lại hiệu quả tốt. Nó được áp dụng khi bệnh không được điều trị bằng cortisone trong khoảng 24 – 48 giờ. Nếu chưa biết cách băng ướt cho bé, các mẹ có thể tham khảo các bước thực hiện sau:

+ Bước 1: Làm ướt khăn trong hỗn hợp nước ấm có pha dung dịch làm ẩm da. Nếu không dùng khăn thì có thể sử dụng băng để thay thế.

+ Bước 2: Thoa cortisone lên vùng da cần điều trị. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gây tổn thương cho da bé.

+ Bước 3: Bôi kem dưỡng ẩm toàn thân.

+ Bước 4: Cách sử dụng băng ẩm sẽ có sự khác biệt đôi chút tùy vào vị trí cần điều trị. Cụ thể như sau:

    Nếu là vùng đầu: Sử dụng một cái khăn hình tam giác hoặc một chiếc mũ bằng cotton mềm. Nhúng vào chậu nước mát rồi trùm lên đầu cho bé. Khoảng 5 – 10 phút sau thì tháo xuống.

Sử dụng băng ướt sẽ thấy rõ hiệu quả của nó khi được áp dụng liên tục trong thời gian từ 3 – 5 ngày. Việc pha dung dịch dưỡng ẩm da vào nước để thực hiện chườm ẩm sẽ giúp làn da đỡ khô và nổi sẩn. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn pha chế đúng cách. Thông thường, các mẹ chỉ nên đắp ẩm cho bé khoảng vài lần một ngày. Tuy nhiên, nếu bị nặng mẹ có thể tăng thêm.

Thoa kem dưỡng ẩm cho làn da

Để khắc phục tình trạng khô da, nổi sẩn, các mẹ nên thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm toàn thân cho con. Ngay cả khi các triệu chứng trên da đã được chữa lành thì việc thoa kem dưỡng ẩm cũng vẫn rất cần thiết. Trong quá trình lựa chọn kem dưỡng, các mẹ cũng nên chú ý sử dụng các sản phẩm có thành phần tự nhiên, dịu nhẹ với làn da để tránh gây kích ứng. Trong trường hợp cần điều trị bằng Thu*c dạng kem, nên bôi Thu*c trước rồi thoa kem dưỡng ẩm lên trên. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý mà bé mắc phải mà các mẹ điều chỉnh số lần thoa kem cho phù hợp. Khi sử dụng, nên dùng một dụng cụ sạch để lấy một lượng vừ đủ thoa, tránh việc lãng phí.

Tắm cho bé đúng cách

Khi trẻ bị viêm da cơ địa, các mẹ cần chú ý đến nhiệt độ nước để tắm cho bé. bởi dùng nước quá nóng sẽ khiến da trở nên khô và ngứa nhiều hơn. vì vậy, chỉ nên sử dụng nước ở nhiệt độ vừa phải, chừng 30ºc là tốt nhất.

Việc tắm rửa nên được thực hiện hàng ngày để loại bỏ các vi khuẩn bám trên da. Các mẹ cũng không nên dùng xà phòng để tắm cho con mà thay vào đó, hãy dùng kem dưỡng ẩm. Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể để con ngâm trong bồn tắm hoặc chậu với nước có pha sữa tắm chừng 15 – 30 phút. Điều này sẽ giúp làn da được cung cấp độ ẩm nhiều hơn. Nên tắm cho trẻ vào thời điểm trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng. Tuy nhiên, khi đi khám mà có sự chỉ định của bác sĩ thì các mẹ nên thực hiện đúng theo hướng dẫn.

III/ Một vài lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa trẻ sơ sinh, các mẹ cũng cần phải chú ý hơn trong việc chăm sóc bé. dưới đây là một số điều cần lưu ý:

    Nếu vùng da quanh miệng bị viêm do thức ăn, đồ uống hoặc nước bọt, các mẹ cần vệ sinh vùng da quanh miệng sạch sẽ. Sau đó, thoa một lớp kem dưỡng ẩm.

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ. do đó, nếu các mẹ thấy bé yêu nhà mình có những biểu hiện bất thường thì nên có những biện pháp điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe cho con.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-da-co-dia-o-tre-co-sinh)

Tin cùng nội dung

  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY