Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y cổ truyền

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y được nhiều người áp dụng vì tác động đến từng thể bệnh riêng biệt, giúp cải thiện triệu chứng và nâng cao hệ miễn dịch

đông y chia viêm mũi dị ứng thành 3 thể bệnh, bao gồm thể phong hàn phạm phế, thể phong nhiệt phạm phế và thể phế, tỳ khí hư. để đẩy lùi chứng bệnh này, các bài Thu*c từ đông y chú trọng bổ khí thông khiếu, tán phong thanh nhiệt và sơ phong tán hàn.

Nhận thức của Đông y với bệnh viêm mũi dị ứng

Theo đông y, viêm mũi dị ứng thực chất là bản hư tiêu thực, hình thành do tỳ, thận và phế hư suy khiến cảm thụ phong hàn dị khí, mũi (khiếu) thụ tà.

Vì vậy muốn trị viêm mũi dị ứng cần xác định thể bệnh (thể phong hàn phạm phế, thể phong nhiệt phạm phế và thể phế, tỳ khí hư) để lựa chọn bài Thu*c phù hợp.

Bên cạnh việc tác động đến cơ quan hư suy, bài Thu*c chữa viêm mũi dị ứng từ đông y còn coi trọng việc nâng cao thể trạng, tăng khả năng miễn dịch nhằm giúp cơ thể đối kháng với các yếu tố gây bệnh.

Bài Thu*c chữa viêm mũi dị ứng từ Đông y

1. Bài Thu*c thể phong hàn phạm phế

Viêm mũi dị ứng theo thể phong hàn phạm phế có các triệu chứng lâm sàng như hắt hơi theo đợt, nước mũi trong, chảy nhiều, người sợ lạnh và ớn lạnh – nhất là khi có gió, nghẹt mũi, ngứa mũi,…

Để trị thể bệnh này, cần sử dụng các dược liệu có vị cay, tính nóng/ ấm để tán hàn, thông khiếu và sơ phong.

    Bài Thu*c: Dùng quế chi 6g, bạch chỉ 10g, bèo cái (bỏ rễ) 12g, gừng 6g, đại táo 3 quả, ké đầu ngựa 12g, kinh giới 10g, hành trắng 8g, mã đề 10g. Đem các vị sắc với 600ml nước, còn lại 300ml. Chia thành 2 lần uống, nên hâm nóng lại trước khi dùng (uống trước bữa ăn).

2. Bài Thu*c theo thể phong nhiệt phạm phế

Dấu hiệu nhận biết: Mũi chảy dịch màu vàng nhạt, khứu giác giảm, sốt, nhức đầu, ngứa mũi, nghẹt mũi, ra mồ hôi. Sử dụng những dược liệu có vị cay, tính mát để thông khiếu và tán phong, thanh nhiệt.

    Bài Thu*c: Dùng ké đầu ngựa 12g, lá dâu tằm 10g, cúc tần 10g, cam thảo nam 10g, kinh giới 10g, kim ngân hoa 16g, bồ công anh 12g, rau diếp cá 12g, mã đề 10g, bạc hà 8g. Đem sắc với 750ml nước, còn lại 300ml. Chia thành 2 lần uống (sáng – tối), dùng trước khi ăn (nên uống khi Thu*c đã nguội).

3. Bài Thu*c thể phế, tỳ khí hư

Triệu chứng nhận biết viêm mũi dị ứng theo thể phế, tỳ khí hư: hắt hơi thường xuyên, nước mũi chảy nhiều, dịch trong, ngứa mũi, hắt hơi – triệu chứng phát sinh khi gặp tác nhân dị ứng hoặc thời tiết chuyển lạnh.

Thể bệnh này có xu hướng tái phát liên tục, kèm theo những biểu hiện như người mệt, suy nhược, khó thở, hơi thở ngắn,…

    Bài Thu*c 1: Dùng rễ đinh lăng 12g, bạch chỉ 10g, mã đề 10g, đậu ván sao vàng 12g, ngũ vị tử 6g, đẳng sâm 12g, kinh giới 12g, bạc hà 10g, ý dĩ sao vàng 12g, ké đầu ngựa 12g. Đem các vị sắc với 750ml nước, còn lại 300ml.

4. Bài Thu*c trị thể trạng suy yếu

Với những trường hợp thể trạng suy yếu do viêm mũi tái phát nhiều lần, bạn có thể áp dụng các bài Thu*c bồi bổ và nâng cao sức khỏe từ đông y.

    Bài Thu*c từ ké đầu ngựa: Dùng ké đầu ngựa 500g đem tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 6 – 12g, chia thành 2 lần dùng. Đem bột uống cùng với nước ấm, dùng trước khi ăn.

5. Bài Thu*c dùng ngoài

Bên cạnh những bài Thu*c uống, bạn có thể thực hiện các bài Thu*c xông mũi, hít để làm thông thoáng đường thở, giảm sưng niêm mạc mũi và tăng dẫn lưu.

    Bài Thu*c 1: Dùng ma hoàng 15g, phòng phong 10g, thương nhĩ tử 10g, hoắc hương 15g, bạc hà 10g, phục linh 10g, hoa tân di 10g, xuyên khung 20g, bạch chỉ 30g. Đem các vị nấu sôi rồi xông mũi trong khoảng 15 – 20 phút.

Những điều cần lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y

Những bài Thu*c từ đông y chủ yếu sử dụng thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên. tuy nhiên các nguyên liệu này đều có tính dược lý cao, vì vậy có thể gây ra một số rủi ro khi áp dụng.

Khi chữa viêm mũi dị ứng bằng đông y, cần chú ý những điều sau:

    Một số dược liệu có đặc tính kỵ các loại thực phẩm thông thường. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, bạn nên trao đổi với bác sĩ khoa y học cổ truyền để được giải đáp.

Bên cạnh việc áp dụng các bài Thu*c chữa viêm mũi dị ứng bằng đông y, bạn nên chú trọng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để hỗ trợ quá trình điều trị.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-viem-mui-di-ung-bang-dong-y)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY