Tâm lý hôm nay

Cách giảm lo âu không dùng Thuốc

Theo HIệp hội Rối loạn lo âu Hoa Kỳ, vấn đề hay gặp nhất về sức khỏe tâm thần là rối loạn lo âu, và bệnh có khả năng chữa trị được.
Khi lo âu trở thành một chướng ngại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn thì cần phải hành động quyết liệt trước khi nó tiến triển thành chứng rối loạn lo âu. Theo HIệp hội Rối loạn lo âu Hoa Kỳ, vấn đề hay gặp nhất về sức khỏe tâm thần là rối loạn lo âu, và bệnh có khả năng chữa trị được. Nhưng thường bệnh nhân không đi chữa trị sớm cho đến khi sự lo âu của họ trở nên nghiêm trọng hơn.

Hãy thực hiện những bước dưới đây để giữ sự lo âu ở mức độ bạn có thể giải quyết được.

Bước 1: Xác định nguyên nhân.

Nguyên nhân lo âu của mỗi người rất khác nhau. Vấn đề gây ra lo âu phụ thuộc vào tính cách của bạn, vào những điều bạn trải qua trong cuộc sống và cách bạn đối mặt và xử lý các tình huống khác nhau. Vì vậy, để giảm sự lo âu của riêng bạn mà không dùng đến Thuốc, việc tìm ra điều gì khiến bạn lo âu là một điều rất quan trọng. Hãy chú ý những điều bạn đang làm hay những điều xảy ra khi bạn cảm thấy lo lắng. Chú ý xem bạn có lo lắng nhiều hơn khi ở trong một tình huống nào đó hoặc cùng một người nào đó hay không.

Bước 2: Tìm cách giải quyết nguyên nhân.

Khi bạn đã xác định được điều gì là nguyên nhân của sự lo âu trong bạn thì việc quyết định làm thế nào để giải quyết nguyên nhân này lại trở nên quan trọng. Hãy nghĩ xem nguyên nhân nào bạn có thể tránh hoặc loại bỏ khỏi cuộc sống của mình, chẳng hạn như một người bạn khiến bạn cảm thấy mình thật tồi tệ. Đối với những vấn đề không thể tránh được, bạn cần tìm cách đối mặt tốt nhất với chúng. Hãy tìm ra những cách đối mặt mà bạn có thể áp dụng để giảm căng thẳng lo lắng trong từng trường hợp.


Bước 3: Hành động.

Hãy ngăn chặn lo âu khi nó đang và sắp diễn ra. Khi bạn cảm thấy các dấu hiệu của lo âu, ví dụ như tăng nhịp tim, co cứng cơ, đau đầu, đổ mồ hôi và thở nhanh, hãy ngăn chúng lại trước khi chúng trở nên tồi tệ hơn. Đếm đến 10 thật chậm và lặp lại cho đến khi cảm thấy bình tĩnh hơn. Sau đó hãy nở nụ cười thật tươi. Một nụ cười bằng 10 thang Thuốc bổ.  Hãy cố gắng mỉm cười thật nhiều để xóa tan đi cơn lo ấu ập đến.

Bước 4: Sẵn sàng hoạt động thật nhiều.

Đưa việc tập thể dục vào lịch trình hàng ngày của bạn,  giúp bạn thư giãn mỗi ngày. Tham gia một lớp học Yoga hay thiền. Thực hiện các bước này để ngăn lo âu sẽ giúp bạn giảm mức độ lo âu một các tự nhiên và giúp bạn không cần phải uống Thuốc.

Bước 5: Tạo cho mình một mục tiêu thực tế.

Lo âu sẽ không giảm đi ngay sau một đêm mà cần thời gian và nỗ lực để giảm dần mức độ, nhưng sự thay đổi bạn tạo ra sẽ ảnh hưởng đến cách bạn giải quyết lo âu. Nếu bạn dùng Thuốc, các triệu chứng có thể quay lại khi bạn không dùng Thuốc nữa. Hãy đưa những thay đổi dần dần vào trong cuộc sống của bạn. Hãy cho chúng thời gian để trở thành một phần trong lịch trình hàng ngày. Tránh cảm giác chán nản. Hãy tự thưởng cho bản thân khi có điều gì tốt đẹp vừa diễn ra.

Theo Phạm Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cach-giam-lo-au-khong-dung-thuoc-n401721.html)

Tin cùng nội dung

  • Trầm cảm nếu không được điều trị có thể phá hủy mối quan hệ mẹ - con, tai hại hơn nữa, nếu nặng người mẹ sẽ có nhận thức không đúng về con, phát sinh những ý nghĩ tiêu cực.
  • Rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm thần, vì nguyên nhân chưa được biết rõ nên việc điều trị bệnh còn gặp nhiều khó khăn.
  • Thời điểm hiện tại, hai BV Nhi đồng tại TP.HCM đang phải tiếp đón một lượng lớn trẻ khám tâm lý. Lịch hẹn khám trong tháng 6 và tháng 7 cũng đã kín.
  • Khoa tâm lý BV Nhi Đồng 1 tiếp nhận những trẻ có biểu hiện bất thường về thể chất nhưng không tìm thấy nguyên nhân y khoa như: đau bụng, nhức đầu, khó thở...
  • Con tôi năm nay 4 tuổi, từ nhỏ cháu đã hay bị táo bón, vài ngày mới đi ngoài một lần.
  • Trào ngược dạ dày - thực quản tuy ít ảnh hưởng đến tính mạng nhưng những khó chịu, biến chứng... làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY