Ngủ được liên kết chặt chẽ với hai hormone: leptin và ghrelin. Leptin làm giảm sự thèm ăn, và ghrelin kích thích sự thèm ăn. Khi mất ngủ, nồng độ leptin giảm xuống, trong khi đó nồng độ ghrelin tăng vọt lên.
Thêm vào đó, khi đang mệt mỏi, cơ thể thường khao khát một nguồn nhiên liệu nhanh chóng, mà cụ thể là glucose. Những thực phẩm chứa glucose sẽ nhanh chóng cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng ngay sau đó nó sẽ khiến bạn thèm ăn thật nhiều.
Ngoài gây ra sự thèm ăn, thiếu ngủ đã được gắn liền với một số vấn đề sức khỏe, bao gồm cả suy yếu khả năng miễn dịch, nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2, trầm cảm, và bệnh tim.
Một nghiên cứu cho thấy những người uống khoảng bảy cốc nước mỗi ngày ăn ít hơn gần 200 calo mỗi ngày so với những người uống ít hơn một ly nước.
Một nghiên cứu khác phát hiện ra rằng, khi uống hai ly nước ngay trước bữa ăn, chúng ta sẽ ăn ít hơn 75-90 calo.
Để giảm cân, bạn nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Có thể pha nước với chanh, lá bạc hà tươi, gừng tươi, hoặc một chút trái cây nghiền để cốc nước trong suốt trở nên hấp dẫn hơn.
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân kích thíchăn uống, khiến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, sau cùng, sẽ làm tăng cân.
Theo ĐH Harvard (Mỹ), nhiều nghiên cứu đã tìm thấy căng thẳng có thể làm tăng cảm giác thèm ăn đồ ngọt và béo. Những loại thực phẩm này thực sự có thể xoa dịu hoặc ức chế phần não tạo cảm xúc căng thẳng.
Tuy nhiên, điều này chỉ có tác dụng tạm thời, bởi sau khi ăn quá nhiều đồ ngọt và chất béo sẽ càng làm tăng cảm giác thèm ăn.