Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách nấu chè sâm bổ dưỡng thanh nhiệt, giải độc cơ thể

Chè sâm có vị thanh mát, nhiều chất bổ, là món ăn được nhiều người yêy thích và phù hợp để thanh nhiệt, giải độc cơ thể.

Nguyên liệu

300 g củ sen

200 g phổ tai

150 g nhãn nhục

150 g hạt bo bo

100 g đậu xanh

100 g đậu đỏ

150 g táo đỏ

150 g hạt sen tươi

1 kg đường phèn

10 g muối

Củ năng

Nước sạch


Chè sâm là món ăn bổ dưỡng thanh nhiệt, giải độc cơ thể phù hợp cho ngày hè.

Sơ chế

300 g củ sen, gọt vỏ lấy sạch sơ sen, cắt khoanh vừa ăn. Sau đó ngâm nước bỏ chút muối và vắt 1/2 quả chanh vào ngâm chung cho sen trắng.

200 g phổ tai rửa sạch, ngâm nước ấm.

150 g nhãn nhục rửa sạch, ngâm nước ấm.

150 g bo bo rửa sạch bỏ vào âu ngâm nước nóng.

100 g đậu xanh, 100 g đậu đỏ rửa sạch, ngâm nước ấm cho mềm đậu.

150 g táo đỏ rửa sạch ngâm nước ấm.

Nồi chè sâm hấp dẫn mọi thành viên trong gia đình bạn.

Chế biến:

Cho 1 lít nước sạch vào nồi, bắc lên bếp rồi bỏ đậu đỏ vào nấu trước. Nấu cho đậu vừa mềm thì bỏ tiếp đậu xanh vào, nấu cho đến khi đậu xanh hơi mềm thì cho 200 g đường phèn vào nồi cho đậu thấm đường.

Tiếp tục cho bo bo vào nấu khoảng 20 phút, trong lúc nấu thêm nước cho đủ 6 lít nước thì thôi.

Sau 20 phút nấu bo bo xong, củ sen rửa lại lần nữa cho sạch. Rồi bỏ hạt sen tươi cùng củ sen vào nồi nấu tiếp 15 phút. Sau 15 phút bỏ tiếp táo đỏ vào nồi.

Nấu 15 phút thì cho tiếp hết hộp củ năng và nhãn nhục vào. Bỏ nốt 800 g đường phèn còn lại và 10 g muối vào nồi, nấu nhỏ lửa 10 phút cho tất cả thấm đường.

Cuối cùng bỏ phổ tai vào đun thêm 3 phút rồi tắt bếp.


Chè sâm thanh mát, ngon hơn khi ăn lạnh.

Bảo quản

Để chè nguội rồi múc vào hộp thủy tinh, bảo quản ngăn mát tủ lạnh, khi ăn chỉ cần múc ra rồi dùng.

Theo Ayumi Trang/Zing

Link bài gốc Lấy link

https://zingnews.vn/cach-nau-che-sam-bo-duong-thanh-nhiet-giai-doc-co-the-post772583.html#zingweb_search_searchresult1

Theo Ayumi Trang/Zing

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cach-nau-che-sam-bo-duong-thanh-nhiet-giai-doc-co-the/20210228024440997)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bạn đã quá nuông chiều bản thân suốt mấy ngày tết? Hãy giúp phục hồi sức khỏe cho cơ thể bằng một số cách giải độc đơn giản và nhanh chóng dưới đây:
  • Nhiều người giải độc cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, xông hơi... Tuy nhiên, thải độc không đúng cách sẽ làm hại cơ thể.
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
  • Trong quan hệ T*nh d*c, đôi khi có những trục trặc mà ta không biết cách nào giải quyết.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Hải sâm là một loại thực phẩm biển tuyệt hảo, món ăn bổ dưỡng và khoái khẩu... Nó còn là vị Thuốc có công năng bổ thận ích tinh.
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY