Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách ngâm rượu quả chuối hột rừng, Musa acuminata

Rượu chuối hột trong dân gian được dùng để trị bệnh sỏi thận, đau dạ dày, kích thích tiêu hóa, bổ thận lợi tiểu, chữa đau lưng mệt mỏi, trị biếng ăn, mất ngủ, cảm sốt, táo bón, hắc lào... Điều đặc biệt, loại rượu này còn có tác dụng tăng cường S*nh l* phái mạnh.

Để ngâm rượu chuối hột đúng cách, bạn cần tiến hành các bước sau:

Nguyên vật liệu

- Rượu trắng (tốt nhất là rượu nếp).

- Chuối hột.

- Bình thủy tinh.

Lưu ý:

- Rượu tốt nhất nên là rượu nếp có nồng độ cồn từ 40 - 45 độ C. Nên tìm mua rượu ở nơi uy tín nhằm tránh việc bị ngộ độc.

- Chọn mua loại chuối hột loại nhỏ (loại nhỏ thường có nhiều hạt sẽ tốt hơn).

Cách ngâm

Ngâm rượu chuối hột trồng:

- Chọn loại chuối hột vừa chín tới. Cắt khỏi buồng rồi rửa từng quả với nước sạch, để thật ráo.

- Sau khi chuối khô, thái chuối thành lát mỏng từ 1 - 1,5m (không nên thái quá mỏng bởi chuối khi phơi khô dễ bị nát).

- Tiếp đến, xếp chuối lên cái mâm lớn hoặc nia để phơi khô. Khi phơi nên che bằng màn phơi hoặc vải mỏng để tránh việc bị ruồi, côn trùng bu bám chuối.

- Phơi tầm 5 - 6 nắng (khoảng 5 này) cho tới khi chuối có dấu hiệu rạn nứt là được.

- Dùng nước sôi rửa sạch chuối vừa phơi để đảm bảo vệ sinh.

- Bình thủy tinh rửa sạch, tráng nước sôi, phơi thật khô.

- Cho chuối vào chảo lớn sao cho tới khi chuối ráo nước.

- Để chuối nguội rồi cho vào bình ngâm. Cứ 1kg chuối hột khô đổ 3 lít rượu. Đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Ngâm chuối hột rừng:

- Chuối hột rừng lột sạch vỏ (nên chọn những trái ương).

- Xếp chuối lên cái mâm lớn hoặc nia để phơi khô. Khi phơi nên che bằng màn phơi hoặc vải mỏng để tránh việc bị ruồi, côn trùng bu bám chuối. Phơi khoảng 8 - 9 nắng.

- Bình thủy tinh rửa sạch, tráng nước sôi, phơi thật khô.

- Sau khi chuối khô thì tráng qua với rượu để loại bỏ bụi bẩn khi phơi (dùng loại rượu ngâm để tráng).

- Tiếp đến cho chuối và rượu vào bình thủy tinh theo tỷ lệ 1kg chuối, 3 lít rượu. Đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Cách dùng

- Sau 90 - 100 ngày ngâm là có thể lấy cả 2 loại rượu chuối hột ra sử dụng.

- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1/2 tách trà. Uống trong bữa ăn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cach-ngam-ruou-qua-chuoi-hot-rung-musa-acuminata)

Tin cùng nội dung

  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
  • Táo bón do nhiều nguyên nhân như tràng vị táo nhiệt, cơ thể suy nhược, khí huyết không tốt, khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhu động ruột kém, do viêm đại tràng co thắt, ít vận động,… Bên cạnh việc dùng Thu*c, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, có thể sử dụng một số thực phẩm - vị Thu*c sau đây có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY