Hàn the không có trong danh mục các chất được Bộ y tế cho phép dùng chế biến thực phẩm do tính độc hại của nó.
Khi sử dụng thực phẩm có hàn the thường xuyên chúng sẽ gây những triệu trứng như nôn mửa, đau bụng tiêu chảy, gây ban đỏ cho da dẫn đến tróc vẩy, kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể, gây hư hại đặc biệt cho thận và toàn thân, rối loại chức năng...
Thực phẩm chứa hàn the gây ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. ảnh minh họa
Để nhận biếtthực phẩm có hàn thechính xác, có thể sử dụng giấy tẩm nghệ, ngoài ra còn thông qua thị giác, vị giác...
Để nhận biết thực phẩm có chứa hàn the không hề khó. có thể sử dụng nghệ để nhận biết. hàn the có tính kiềm nên khi tác dụng với giấy nghệ thì làm giấy nghệ chuyển từ màu vàng sang đỏ.
Có thể tự sản xuất giấy nghệ để phát hiện nhanh hàn the. giã nhỏ nghệ, ngâm trong cồn từ 3 – 4 giờ, sau đó gạn lấy dung dịch nghệ. tiếp đến ngâm giấy lọc trong dung dịch nghệ khoảng 1 giờ. sau đó, vớt ra để se mặt và ngâm tiếp giấy lọc trong dung dịch nghệ khoảng 1- 2 giờ rồi vớt ra phơi khô trong gió. cắt nhỏ thành từng miếng (1,5 – 2cm) đựng trong hộp kín dùng dần. nếu giấy nghệ có màu quá nhạt, việc thử hàm lượng hàn the không đảm bảo chính xác. do đó, giấy nghệ đảm bảo chất lượng là bề mặt giấy được phủ kín màu vàng của nghệ, màu đều nhau, không đậm cũng không quá nhạt.
Dùng giấy tẩm nghệ để phân biệt thực phẩm có chứa hàn the hay không. ảnh minh họa
Muốn thử xem thực phẩm có hàn the không, bạn có thể lấy ấn giấy nghệ vào bề mặt của sản phẩm (nếu mặt sản phẩm khô, có thể làm ướt giấy nghệ bằng dung dịch acid loãng trước khi thử), sau một vài phút, nếu thấy giấy nghệ chuyển từ màu vàng sang đỏ, chứng tỏ sản phẩm đã có hàn the.
Kiểm tra bằng thị giác
Đối với thịt lợn, miếng thịt có tẩm hàn the rất tươi, thớ thịt săn nhưng khô. cắt vào bên trong thịt nhũn, có dịch, độ đàn hồi kém. ngược lại, thịt lợn tươi ngon, bề ngoài không bị nhớt, thịt săn chắc và có độ đàn hồi cao. khi ấn tay vào thớ thịt thấy mềm tay, thịt lõm xuống sau đó nhanh chóng trở lại bình thường. khi luộc thịt, nước trong, mùi thơm, ăn dai thịt.
Còn với giò lụa, cắt ra có màu trắng ngà hơi ngả sang màu vàng, hồng nhạt, bề mặt giò có nhiều lỗ li ti, sờ vào cảm giác mịn và hơi ướt. Đối với chả, nếu là loại ngon sẽ có vỏ hơi sần sùi, bề mặt mềm mịn và cso nhiều lỗ giống giò.
Giò lụa, chả có pha thêm bột khi cắt ra sẽ không có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt.
Kiểm tra bằng vị giác
Với thịt lợn có chứa hàn the, khi ăn sẽ thấy miếng thịt bở và có mùi hôi. Đối với giò, giò ngon là loại có mùi thơm thoang thoảng của thịt hòa quyện với mùi của lá góikhi ăn sẽ có vị thơm ngọt, không quá giòn, không bị bở. Còn với chả ngon khi ăn không bở và không quá khô cứng, có vị thơm của thịt, không bị bở, bề mặt chả có những lỗ rỗ tự nhiên ăn không bị nát.
Vì lợi nhuận mà 1 số cơ sở lạm dụng hàn the trong bảo quản và chế biến các loại thực phẩm gây ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. do đó, hãy là người tiêu dùng thông minh trong việc nhận diện các loại thực phẩm “ngậm” hàn the để đảm bảo sức khỏe trong dịp nghỉ tết.
Theo VietQ
Link bài gốc Lấy link
https://vietq.vn/cach-nhan-dien-thuc-pham-co-han-the-d113788.htmlTheo VietQ