Dinh dưỡng hôm nay

Cách nuôi dưỡng trẻ 3 năm đầu đời

Lứa tuổi từ khi lọt lòng đến 3 tuổi là thời kỳ phát triển quan trọng nhất trong toàn bộ cuộc đời.
Lứa tuổi từ khi lọt lòng đến 3 tuổi là thời kỳ phát triển quan trọng nhất trong toàn bộ cuộc đời. Đây là thời kỳ hoàn chỉnh hệ thống thần kinh trung ương và vỏ não, quyết định chức năng trí tuệ tương lai của trẻ, kể cả sự phát triển chiều cao sau này. Đặc biệt, đây là giai đoạn có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất, trong khi đó, bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa được thích ứng kịp thời với chế độ ăn từ sữa mẹ sang chế độ chuyển tiếp đến bữa ăn của người lớn. Vậy vấn đề nuôi dưỡng trẻ đúng cách ">nuôi dưỡng trẻ trong 3 năm đầu thế nào là khoa học, mời các bà mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Đây là thời kỳ từ mới đẻ đến 7 ngày tuổi, bữa ăn của trẻ thời kỳ chu sinh này là sữa non. Các bà mẹ cần cho trẻ bú sữa non ngay sau khi lọt lòng càng sớm càng tốt trong 30 phút đầu sau đẻ, không nên để lâu hơn vì trẻ sẽ đói, sút cân do thiếu cung cấp năng lượng và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn vì thiếu các chất đề kháng miễn dịch. Nên cho trẻ bú 2 giờ/lần hoặc bất cứ khi nào trẻ đòi bú kể cả ban đêm không cần chờ đến khi mẹ xuống sữa. Lượng sữa trẻ bú vào lúc này không nhiều, chỉ khoảng 200ml, nhưng cũng đủ cung cấp các nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Trẻ bú sớm sẽ làm tử cung co bóp tốt, góp phần chống băng huyết cho bà mẹ sau đẻ. Hơn nữa, cho trẻ bú khi vú còn mềm, sữa chưa cương sẽ dễ làm thông các tia sữa, tránh bị tắc và giúp phản xạ xuống sữa nhanh hơn, tiết sữa nhiều dần lên, đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của trẻ.

Cho đến khi trẻ tròn 5 tháng, chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ mà không cần cho ăn, uống bổ sung thêm bất cứ thứ gì khác. Số lượng bữa bú trong một ngày thường giảm dần khi lượng sữa mỗi lần bú tăng dần. Cụ thể tuần đầu: 12 lần bú/ngày; tuần thứ 2 đến hết tháng đầu: 10 lần/ngày; 2-4 tháng: 8 lần/ngày, 5-6 tháng: 6 lần/ngày, cũng có khi hơn số bữa bú trên nếu trẻ có nhu cầu. Chú ý bà mẹ không nên hạn chế số bữa bú cũng như thời gian kéo dài của mỗi bữa bú có nghĩa cho bú theo nhu cầu đòi hỏi của từng trẻ. Nếu trẻ được bú đủ hoàn toàn bằng sữa mẹ thì sẽ lên cân tốt hơn bất cứ thức ăn nào khác. Bình thường, cân nặng của trẻ sẽ tăng gấp đôi khi trẻ được 6 tháng và rất ít ốm đau.

Trong thời kỳ này, dù mẹ có thừa sữa, vẫn cần cho trẻ ăn thêm, đây là thời kỳ ăm sam (ăn dặm) để chuyển tiếp sang bữa ăn như người lớn. Thời kỳ này, trẻ cần ăn 5 bữa/ngày, cụ thể: 6-7 tháng tuổi ăn 4 bữa sữa và 1 bữa bột; 8-9 tháng ăn 3 bữa sữa và 2 bữa bột; 10-12 tháng ăn 2 bữa sữa và 3 bữa bột. Bát bột đầu tiên là bột loãng hoặc cháo gạo loãng ninh nhừ pha loãng cho thêm lòng đỏ trứng gà, nước mắm hay muối vừa đủ và 1 thìa dầu thực vật. Bát bột thứ 2 ngoài lòng đỏ trứng, mắm muối và dầu cần cho thêm rau xanh thái nhỏ nấu nhừ, rau càng thẫm màu càng có nhiều vitaminA và các chất vi lượng cần thiết cho sự phát triển cơ thể của trẻ. Bát bột thứ 3 cho thêm thịt hay cá tôm, các loại đậu. Bột hay cháo càng ngày càng đặc dần. Điều quan trọng là trong thành phần bát bột, ngoài gạo ra còn phải có các chất như trứng, thịt cá, tôm cua, rau đậu và nhất là dầu hoặc mỡ. Dầu mỡ là chất cho năng lượng cao, giúp trẻ không bị suy dinh dưỡng và còi xương, rất cần có trong bữa ăn hằng ngày của trẻ. Tuy nhiên, từ 4 tháng trở lên, có thể tập cho trẻ ăn thêm quả chín như chuối, hồng, đu đủ, cam, quýt, bưởi, xoài... là những thứ đầy đủ các chất sinh tố quan trọng cần thiết cho sự phát triển cơ thể của trẻ.

Thời kỳ này, trẻ cần ăn 4 bữa/ngày, cần nấu theo kiểu cháo thập cẩm, gồm đủ các loại gạo, thịt, rau, đậu... và chia đều cho trẻ ăn 4 bữa/ngày, ngoài ra vẫn cho trẻ bú sữa mẹ bất cứ lúc nào trẻ đòi bú.

Chế độ ăn của trẻ 2-3 tuổi

Ở tuổi này, trẻ đã có thể ăn tất cả thức ăn của người lớn, nhưng cần nấu nhừ để dễ hấp thu như cơm nát, thức ăn hầm nhừ. Khi trẻ tròn 3 tuổi, trẻ có thể ngồi ăn chung một mâm với gia đình và tập cho trẻ nhai kỹ để phát triển cơ nhai tốt. Ngoài ra, cho trẻ uống thêm các loại sữa tươi, sữa đậu nành hoặc nước ép rau quả...

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-nuoi-duong-tre-3-nam-dau-doi-11893.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.