Dáng đẹp hôm nay

Cách phân biệt bệnh Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh thông thường

Dấu hiệu của Covid-19 và cảm cúm, cảm lạnh không mấy khác biệt khiến nhiều người chủ quan và không phát hiện kịp thời.

Bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 là do virus SARS-CoV-2 gây ra. Dịch Covid-19 diễn ra trùng với thời điểm bùng phát các bệnh giao mùa như cúm A, cúm B, cảm lạnh...

Các bệnh này có nhiều triệu chứng khác nhau song có chung triệu chứng sốt với mức độ nguy hiểm khác nhau.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Bệnh viện Nhi đồng 1 đã chia sẻ một số cách nhận diện triệu chứng của Covid-19 trên VnExpress.

Cụ thể, Covid-19, cúm A, cảm lạnh đều có biểu hiện chung của sốt và các dấu hiệu của viêm đường hô hấp như ho, sổ mũi. Tuy nhiên, cần phải dựa vào yếu tố dịch tễ, diễn tiến của bệnh mà bác sĩ mới có căn cứ để phân loại bệnh.

Yếu tố dịch tế của bệnh Covid-19 là người đi lại qua vùng dịch, người tiếp xúc gần với bệnh nhân nghi ngờ hoặc dương tính với virus corona.

Thông thường cảm lạnh chỉ gây ra các biểu hiện nhẹ, sẽ hết trong vòng 5-7 ngày. Bệnh do Covid-19, cúm A có thể nhẹ nhưng một số trường hợp sẽ dẫn đến biến chứng nặng như viêm phổi, viêm xoang, sốc, suy đa tạng do virus cúm hoặc do bội nhiễm.

Với những ca nghi nhiễm Covid-19 hoặc cúm A cần được đi khám ngay và cách ly theo quy định. Nếu có dấu hiệu mệt nhiều, đau ngực, khó thở hoặc bất kỳ dấu hiệu nặng nào khác, bệnh nhân cần đến bệnh viện khám ngay.

Khi sốt trên 38,5 độ C, người bệnh cần được hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng Thu*c.

Ngoài ra, cần tiến hành vệ sinh, sát khuẩn các khu vực người bệnh đã từng lui tới để giảm nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh.

Theo Giáo dục & Thời đại, để phòng dịch bệnh, BSCK II Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 TP. HCM người dân cần ăn uống đủ chất, rửa tay kỹ, rửa dụng cụ nấu nướng kỹ càng, nấu chín thức ăn.

Bổ sung đủ rau củ, trái cây, các loại hạt. Đặc biệt cần uống đủ nước. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm giàu các chất tăng cường miễn dịch như vitamin A, D, C, hay kẽm, selen...

Theo Khoevadep

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/cach-phan-biet-benh-covid19-voi-cam-cum-cam-lanh-thong-thuong-4069805-l.html)

Tin cùng nội dung

  • Gừng được sử dụng từ hàng ngàn năm như một phương Thu*c cho nhiều bệnh khác nhau
  • Mùa Đông đã đến, mang theo mầm mống của bệnh cảm lạnh. Vì vậy, bạn nên ăn thường xuyên những món dưới đây để phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này nhé!
  • Thời tiết ẩm ương của mùa đông miền bắc rất dễ khiến người lớn, trẻ nhỏ bị viêm họng và ho. Hãy tham khảo các cách chữa ho dân gian dễ làm dưới đây nhé.
  • Một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy, dùng vitamin hằng ngày làm giảm tới một nửa nguy cơ bị cảm lạnh và các bệnh thông thường khác.
  • Cảm lạnh là bệnh thường gặp do thay đổi thời tiết khi nóng - lạnh đột ngột.
  • Có nhiều điểm chung về triệu chứng nên nhiều người bay bị nhầm lẫn cảm lạnh và viêm mũi dị ứng. Thế nhưng hai bệnh này lại khác về bản chất và do đó, phương pháp điều trị cũng khác nhau.
  • Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Cạo gió là phương pháp chữa bệnh cảm lạnh trong dân gian đã có từ lâu đời. Khi có bệnh người ta thấy thân thể mệt mỏi rã rời nếu được cạo gió sẽ thấy tinh thần sảng khoái và dễ chịu khác thường
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY