Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Cách phối hợp thực phẩm trong bữa ăn có lợi cho sức khỏe

Mỗi thực phẩm đều cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định, nhưng ở tỷ lệ khác nhau.

Vì vậy, cần phối hợp các nhóm thực phẩm với tỷ lệ hợp lý, cũng như phối hợp đa dạng các thực phẩm khác nhau trong mỗi nhóm, để có một chế độ ăn đa dạng, đầy đủ và hợp lý, nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

1. Vai trò của phối hợp thực phẩm trong bữa ăn?

Cải thiện dinh dưỡng: Dinh dưỡng là lấy những chất bổ trong đồ ăn, để nuôi dưỡng thân thể. Do đó, việc ăn uống là một trong những nhu cầu S*nh l* thiết yếu, và thực phẩm được cấu tạo bởi các chất bổ dưỡng, bao gồm những thành phần hóa học cần thiết, có vai trò cung cấp năng lượng, nuôi sống cơ thể.

Mỗi loại thực phẩm được cấu tạo và bao chứa những chất bổ dưỡng, vitamin khác nhau, nhằm hỗ trợ, bổ sung cho cơ thể những chất còn thiếu, có khả năng gây tổn hại đến hoạt động của các cơ quan như: thiếu vitamin A gây khô, mỏi mắt, thiếu protein gây suy nhược, gầy yếu, rụng tóc, cơ và xương kém phát triển, vân vân. Chính vì vậy, việc phối hợp thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, có tác dụng cải thiện dinh dưỡng, cũng như cung cấp dưỡng chất cân bằng, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Nâng cao sức khỏe: Việc phối hợp đúng các thực phẩm, có tác dụng tăng cường trong bữa ăn, góp phần nâng cao sức khỏe, đặc biệt khôi phục sức khỏe sau thời kỳ bệnh tật, thương tích. Nguyên nhân do khi cơ thể bị bệnh, sẽ cần nhiều năng lượng hơn để chống đỡ, việc ăn uống đúng thì bệnh sẽ mau lành, cơ thể nhanh hồi phục.

Phòng chống bệnh tật: Hiện nay, bên cạnh các bệnh thiếu dinh dưỡng như: suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu vi chất dinh dưỡng, tình trạng bệnh mạn tính không lây nhiễm ngày càng tăng, liên quan đến dinh dưỡng như: thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, vân vân. Chính vì vậy, việc phối hợp thực phẩm hợp lý trong bữa ăn, để phòng chống những nguy cơ này luôn được quan tâm và chú ý. Chẳng hạn như để phòng tăng huyết áp, cần hạn chế ăn mặn, nên trong bữa ăn không ăn nhiều món xào, kho, mà kết hợp với món luộc, hấp, vân vân.

2. Phối hợp thức ăn thực hiện như thế nào?

Ăn đa dạng và đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: Chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng. Cơ thể con người, cần được cung cấp hàng ngày rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, để xây dựng và đổi mới cơ thể, để đảm bảo hoạt động của các cơ quan tổ chức trong cơ thể, nhằm duy trì sự sống, tăng trưởng, phát triển và lao động của con người. Các chất dinh dưỡng này, đều do bốn nhóm thực phẩm chính cung cấp: Nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất.

Phối hợp các loại ngũ cốc khác nhau: Nhóm chất bột đường gồm ngũ cốc, là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Trong nhóm ngũ cốc, thì gạo là lương thực phổ biến, được sử dụng nhiều nhất. Chúng ta nên chọn các loại gạo không xay xát quá kỹ, cho bữa ăn hàng ngày như gạo lứt. Ngoài ra, cũng nên ăn thay đổi các loại ngũ cốc khác nhau như: khoai lang, khoai tây, ngô, vân vân, để làm đa dạng bữa ăn và các chất dinh dưỡng, tăng cường lợi ích cho sức khỏe.

Phối hợp thức ăn, nguồn đạm động vật và thực vật: Nên ăn cá, tôm, cua và đậu, đỗ. Nhóm chất đạm gồm thịt, cá, hải sản, trứng, sữa, đậu, đỗ, lạc, cung cấp các acid amin, trong đó có 9 acid amin thiết yếu, mà cơ thể không tự tổng hợp được, mà phải lấy từ thực phẩm. Trong khẩu phần ăn, nên có tỷ lệ thích hợp đạm động vật và đạm thực vật, tùy theo độ tuổi. Như đối với trẻ dưới 1 tuổi là: tỷ lệ đạm động vật/đạm tổng số là 70%, trẻ 1 đến 5 tuổi là 60%, và trẻ 6 đến 9 tuổi là 50%, trẻ 12 đến 19 tuổi là 35%, và tối thiểu là 30% ở người trưởng thành.

Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý: Nhóm chất béo, mỡ động vật và dầu thực vật, giúp cơ thể hoạt động và tăng trưởng, cung cấp năng lượng, hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A, D, E, K. Chất béo tham gia trong cấu trúc tế bào của một số tổ chức, đặc biệt là não, màng tế bào, màng nhân và các nội quan trong tế bào. Chất béo tham gia tổng hợp vitamin D, mật, nội tiết tố Sinh d*c nam và nữ. Cần phối hợp mỡ động vật và dầu thực vật hợp lý, để có tỷ lệ acid béo bão hòa chiếm 10% năng lượng khẩu phần, và 10 đến 15% năng lượng khẩu phần do acid béo chưa bão hòa. Tỷ lệ chất béo động vật/chất béo thực vật nên là 70%/30%, và ở người trưởng thành không nên vượt quá 60% /40%.

Phối hợp các loại rau, quả hàng ngày: Các phức chất trong rau, quả, chất màu, hương vị, chứa các biolanoid, có vai trò chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ đối với bệnh tim mạch và ung thư. Các loại quả có ưu điểm là có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và không bị hao hụt do không cần phải chế biến. Cần phối hợp các loại rau, quả khác nhau, để có đủ các vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa, các chất xơ cần thiết cho cơ thể.

Phối hợp thực phẩm để giảm ăn: Ăn mặn hay ăn thừa muối, trong gia vị chứa nhiều muối và trong thực phẩm, làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp và các bệnh tim mạch liên quan, một số ung thư, loãng xương, vân vân. Việc phối hợp một số gia vị như chanh, ớt, tỏi, cũng là một giải pháp giúp làm tăng vị giác, bù cho vị mặn, giảm đi khi thực hiện giảm ăn mặn.

3. Một số kiểu phối hợp thức ăn không tốt cho sức khỏe.

Gạo và thực phẩm nghèo chất sắt: Trong thành phần của gạo có nhiều phytat, là chất ức chế hấp thu sắt, nên nếu khẩu phần ăn nghèo chất sắt, nguồn đạm động vật, thực vật, thì sẽ làm cho khẩu phần ăn, vốn nghèo sắt lại bị hạn chế hấp thu sắt, làm tăng nguy cơ thiếu sắt.

Hải sản kết hợp với bia rượu: Hải sản giàu protein, chuyển hóa thành acid uric theo nước tiểu ra ngoài, cồn, rượu, có thể gây tích tụ acid lactic cạnh tranh với việc bài tiết acid puric. Uống rượu làm tăng acid puric trong máu, dễ gây bệnh gút.

Bó xôi chung với đậu hũ: Đậu hũ chứa nhiều clorur magnesium và sulfat calcium, bó xôi chứa acid oxalic. Hai thứ gặp nhau sẽ hình thành oxalic magnesium và oxalic calcium, không chỉ ảnh hưởng đến hấp thu calcium, mà còn dễ gây bệnh sỏi.

Tôm, cua và vitamin C: Ăn tôm, cua có chứa hợp chất arsenicum hóa trị 5, nếu như ăn chung với rau quả có chứa vitamin C, sẽ làm arsenicum hóa trị 5 chuyển thành hóa trị 3, rất độc hại.

Thịt jambon với thức uống chứa acid lactic: Để bảo quản các loại thịt đã chế biến như xúc xích, jambon, thịt lạp xưởng, vân vân, nhà sản xuất đã thêm nitrat để chống mốc, và sự sinh trưởng của vi khuẩn clostridium botulinum, nitrat gặp acid hữu cơ, acid lactic, citric, malic, vân vân, sẽ chuyển thành chất gây ung thư.

Tiến sĩ, bác sĩ: Đỗ Thị Phương Hà.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cach-phoi-hop-thuc-pham-trong-bua-an-co-loi-cho-suc-khoe-n141803.html)

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY