Dinh dưỡng hôm nay

Cách súc miệng bằng nước muối S*nh l* phòng bệnh răng miệng

Nước muối S*nh l* cũng chỉ có hiệu quả vệ sinh và ngăn ngừa vi khuẩn, không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh và không phải là Thu*c chữa bệnh.
Súc miệng bằng nước muối S*nh l*.

Theo sức khỏe đời sống, bs. nguyễn văn hùng cho biết, hiện nay, nước muối S*nh l* được nhiều người dùng để súc miệng nhằm vệ sinh, sát khuẩn khoang miệng - họng, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. tuy nhiên, việc dùng nước muối thế nào cho đúng, cho an toàn không phải ai cũng thực hiện đúng.

Có thể súc miệng bằng nước muối S*nh l* không?

Súc miệng bằng nước muối S*nh l* đã trở thành một phương pháp dự phòng phổ biến cho một số vấn đề khó chịu ở khoang miệng - họng. nước muối cũng đã được sử dụng thành công như các phương pháp điều trị thay thế kể từ trước khi có y học hiện đại.

Trên thực tế, ngày nay các nghiên cứu và y học hiện đại vẫn ủng hộ súc miệng bằng nước muối S*nh l* như một phương pháp hữu hiệu đối với một số vấn đề sức khỏe nhẹ. muối đã được khoa học chứng minh là có thể giúp hút nước ra khỏi các mô miệng, đồng thời tạo ra một rào cản muối ngăn nước và các mầm bệnh có hại xâm nhập bên trong.

Điều này làm cho nước muối có giá trị ngăn chặn virus và vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng trong miệng, cổ họng và giảm viêm...

Không phải Thu*c chữa bệnh

Nước muối S*nh l* là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người, được pha chế theo tỷ lệ 0,9%, (1 lít nước với 9 gam muối tinh khiết). nước muối S*nh l* có rất nhiều ưu điểm như giá thành rẻ, độ an toàn cao, có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh, có thể sử dụng nhỏ mắt, rửa mũi, súc miệng, họng...

Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc lời khuyên của thầy Thu*c. nước muối S*nh l* cũng chỉ có hiệu quả vệ sinh và ngăn ngừa vi khuẩn, không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh và không phải là Thu*c chữa bệnh.

Có thể dùng trong những trường hợp nào?

đau họng: súc miệng bằng nước muối S*nh l* vẫn được các bác sĩ trong các cơ sở y tế khuyên dùng để giảm đau họng, có thể làm dịu cơn đau họng nặng tốt hơn với sự trợ giúp của acetaminophen hoặc ibuprofen.

nhiễm trùng xoang và đường hô hấp: nước muối S*nh l* có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng (do nhiễm virus hay vi khuẩn). một nghiên cứu cho thấy, súc miệng nước muối có thể có hiệu quả hơn để ngăn ngừa tái nhiễm so với tiêm phòng cúm, nhất là khi tiếp xúc với nhiều người.

dị ứng: súc miệng bằng nước muối S*nh l* cũng có thể giúp giảm các triệu chứng đau họng khó chịu do phản ứng dị ứng phấn hoa hoặc lông chó mèo.

sức khỏe răng miệng: nước muối S*nh l* có thể có hiệu quả trong cải thiện sức khỏe nướu và răng, giúp ngăn ngừa viêm nướu, viêm nha chu và sâu răng.

loét miệng: súc miệng bằng nước muối S*nh l* có thể làm dịu vết loét, bằng cách giảm bớt cơn đau và tình trạng viêm do vết loét gây ra.

Ảnh minh họa.

Những sai lầm khi dùng nước muối S*nh l* súc miệng

không pha muối theo đúng nồng độ, ngậm muối nguyên hạt: một số người có thói quen súc miệng bằng nước muối nồng độ cao, thậm chí còn có người ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng vì nghĩ muối mặn sẽ diệt vi khuẩn tốt hơn. đó là một quan niệm sai nghiêm trọng bởi súc miệng bằng nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, về lâu dài còn gây thừa muối trong cơ thể.

sử dụng nước quá lạnh để pha nước muối: thông thường, để thuận tiện, mọi người luôn sử dụng nước lạnh có sẵn để pha với muối, tuy nhiên lời khuyên được đưa ra là nên sử dụng nước ấm để pha với muối súc miệng tốt hơn vì nước ấm sẽ hoàn toàn tốt hơn cho họng, răng và nướu. nên sử dụng nước ấm để pha muối súc miệng.

không súc miệng lại bằng nước lọc sau khi súc nước muối: nhiều người vẫn nghĩ sau khi dùng nước muối phải giữ nguyên, không được súc lại bằng nước lọc thì mới có hiệu quả. nhưng lời khuyên ở đây là nên tráng miệng lại với nước sạch để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng bằng nước muối. nên súc miệng lại bằng nước lọc sau khi sử dụng nước muối.

thường súc họng trước khi súc miệng: nhiều người có thói quen súc họng trước rồi mới súc miệng sau, đây là một điều không nên thực hiện vì những vi khuẩn ở trên răng chưa được làm sạch sẽ dễ dàng lây lan xuống họng. để làm sạch họng, trước tiên cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối trong khoảng 30 giây để loại bỏ vi khuẩn ở miệng. nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới nên súc họng. không nên súc họng trước khi súc miệng.

Một số nguyên nhân dẫn đến các bệnh về răng miệng:

Nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh về răng miệng phổ biến nhất là 3 thói quen không đúng cách sau đây:

chải răng không đúng cách: chải răng là một hoạt động vệ sinh răng miệng phổ biến hàng ngày mà hầu hết mọi người đều biết và thực hiện. nhưng do thói quen chưa đúng từ nhỏ nên nhiều người vẫn chải răng sai cách. rất nhiều người chỉ thực hiện một ngày một lần vào buổi sáng, hoặc chải răng qua loa không đủ thời gian 3 phút theo yêu cầu của nha sĩ, chải răng theo chiều ngang thay vì chải theo chiều dọc. ít nguời biết rằng chải răng không đúng cách sau một thời gian dài sẽ dẫn đến mòn men răng, ngà răng, viêm nướu, tụt nướu và dễ mắc các bệnh nha chu. hậu quả của những bệnh này có thể trầm trọng hơn, thậm chí mất răng nếu để quá lâu.

Sử dụng tăm xỉa răng thay cho chỉ nha khoa: Việc dùng tăm hay các vật nhọn xỉa răng lâu ngày làm cho các kẽ răng bị hở, làm trầy nướu răng và gây tụt nướu ở các kẽ răng. Ngoài ra, dùng tăm xỉa răng cũng không bảo đảm an toàn về vệ sinh. Khái niệm về chỉ nha khoa không còn xa lạ với người Việt Nam nhưng do không có thói quen dùng chỉ nha khoa và chi phí cho sản phẩm này khá cao nên đa số người dân ngại sử dụng.

không dùng nước súc miệng: điều này hạn chế hiệu quả chăm sóc răng miệng, cụ thể là khoang miệng chưa sạch hoàn toàn, vẫn còn tồn tại nhiều vi khuẩn và mảng bám. việc chải răng thông thường là chưa đủ vì chỉ có thể chải sạch một số bề mặt răng (chủ yếu là mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai), vi khuẩn gây bệnh răng miệng vẫn còn tồn tại ở những nơi khác như kẽ răng, lưỡi và vòm miệng. hiện tại, chỉ một bộ phận nhỏ người dân ở thành thị với điều kiện kinh tế khá và ý thức cao mới sử dụng nuớc súc miệng để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/cach-suc-mieng-bang-nuoc-muoi-sinh-ly-phong-benh-rang-mieng-548765.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 28 tuổi, bị vôi tuyến tiền liệt 3 cm, như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe và chuyển sang bệnh khác không?
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Em năm nay 22 tuổi, chưa thủ dâm bằng tay hay quan hệ T*nh d*c bao giờ, thi thoảng xem phim S*x, vài lần xem phim dài, cậu nhỏ đã cương và xuất tinh.
  • Sau tuổi 50, sự chênh lệch trong hoạt động T*nh d*c trở nên phổ biến ở nhiều cặp vợ chồng.
  • Em năm nay 22 tuổi, chưa thủ dâm bằng tay hay quan hệ T*nh d*c bao giờ, thi thoảng xem phim S*x, vài lần xem phim dài, cậu nhỏ đã cương và xuất tinh.
  • Sự nhạy cảm, kích cỡ và độ cương cứng của “cậu nhỏ” không những là chỉ báo về sức khỏe T*nh d*c mà còn dấu hiệu sức khỏe chung của cơ thể.
  • Món ăn có tác dụng bổ ích cho tỳ vị, chữa chứng tràng phong hạ huyết ích khí lực, lợi gân xương, làm cho người cảm thấy khoẻ khoắn, bớt đau đầu nhức mỏi...
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY