Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Cải thiện dinh dưỡng lâm sàng - một trong những vấn đề trọng tâm tại APEC 2017

Dinh dưỡng lâm sàng là một khâu quan trọng trong điều trị toàn diện cho người bệnh, để có kết quả điều trị tốt nhất. Tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2017, Dinh dưỡng lâm sàng là một trong những trọng tâm về sức khỏe được nhắc đến.
Đóng vai trò là nhà tài trợ Bạch Kim cho APEC CEO Summit 2017, công ty Abbott - Hoa Kỳ cũng đã chia sẻ cam kết đồng hành cùng Việt Nam bằng các chương trình nâng cao các tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe thông qua chăm sóc dinh dưỡng, trong đó có dinh dưỡng lâm sàng.

dinh dưỡng lâm sàng tại nước ta: Nhiều số liệu đáng trăn trở

Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh có vai trò quan trọng ngang với điều trị chuyên môn. Nhưng vấn đề này chưa nhận được sự chú trọng đúng mức ở nước ta.

Theo các chuyên gia, trong quá trình điều trị tại bệnh viện, mọi loại Thu*c điều trị chỉ có thể phát huy tối đa công dụng khi thể chất người bệnh đạt trạng thái ổn định, không suy kiệt vì thiếu hụt dinh dưỡng. Thế nhưng, các nghiên cứu ở nhiều bệnh viện cho thấy: Có 30 đến 60% người Việt bị thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình nằm viện. Con số này cao hơn tỷ lệ trung bình của thế giới (trung bình tỷ lệ suy dinh dưỡng trong bệnh viện trên thế giới ở mức 20-50%).

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, như: Bệnh nhân chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng; Bệnh nhân và cả người nhà khi chăm sóc không biết dinh dưỡng thế nào là đầy đủ, cân bằng và hợp lý; Nhiều người ăn kiêng quá mức trong quá trình điều trị, dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng... Bên cạnh đó, tình trạng già hóa dân số nhanh trong khi cơ sở vật chất tại các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện chưa theo kịp, thường xuyên quá tải trước số lượng bệnh nhân cần chăm sóc sức khỏe tăng cao, các bác sĩ hầu hết chỉ đủ thời gian để tập trung điều trị chuyên môn hơn là chăm sóc dinh dưỡng hoặc tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Theo nghiên cứu, bệnh nhân suy dinh dưỡng có tỷ lệ biến chứng cao hơn, dẫn đến cần nhiều công chăm sóc điều dưỡng, cần nhiều Thu*c hơn, và có tình trạng phụ thuộc nhiều hơn do giảm khối cơ… Tất cả các vấn đề trên dẫn đến tăng chi phí điều trị ngoài việc điều trị bệnh lý chính của người bệnh, tăng thời gian nằm viện…

Trước thực trạng nhiều nền kinh tế APEC đang đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ người cao tuổi (đối tượng cần đến sự chăm sóc sức khỏe nhiều hơn), dinh dưỡng lâm sàng càng trở thành một vấn đề trọng tâm cần tìm giải pháp. Tại nước ta, những công ty chăm sóc sức khỏe hàng đầu, luôn tiên phong trong việc đóng góp chuyên môn khoa học vào giải quyết những vấn đề y tế cấp bách như Abbott đã góp phần không nhỏ trong việc phối hợp với Chính phủ, thực hiện những chương trình cải thiện chất lượng, nâng cao các tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe thông qua chăm sóc dinh dưỡng lâm sàng.

Abbott: Đồng hành cùng Việt Nam “Cải thiện Chất lượng dinh dưỡng lâm sàng

Nhận biết được các vấn đề trọng tâm liên quan đến nâng cao sức khỏe cho người Việt, năm 2016, Abbott đã cùng Bộ Y tế ký “Bản ghi nhớ hợp tác” trong 2 năm, nhằm triển khai dự án “Cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng trong các bệnh viện tại Việt Nam”.

Dự án này phù hợp với Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2030, đưa ra mục tiêu cần khôi phục và phát triển hệ thống dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế trong bệnh viện để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng cho các nhóm bệnh và đối tượng đặc thù.

Theo đó, Dự án tập trung vào xây dựng chương trình cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng áp dụng trong các bệnh viện tại Việt Nam (VN QIP), bao gồm các hoạt động chính: Xây dựng công cụ và quy trình chuẩn để sàng lọc và đánh giá các bệnh nhân thiếu hụt dinh dưỡng tại bệnh viện; Tổ chức đào tạo, nâng cao kiến thức và năng lực của các chuyên gia y tế thông qua các khóa tập huấn QIP, hướng dẫn quy trình thực hành VN QIP và quy trình dinh dưỡng lâm sàng chuyên môn cho các cán bộ và nhân viên y tế tại bệnh viện; Công bố kết quả và ứng dụng các hướng dẫn dinh dưỡng tại hơn 50 bệnh viện trên toàn quốc.

Ngoài “Bản ghi nhớ hợp tác”, Abbott cũng đang phối hợp với Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM tiến hành một nghiên cứu QIP nhằm đánh giá tác động của Chương trình Cải thiện Chất lượng Dinh dưỡng tập trung cho các bệnh nhân suy dinh dưỡng trong quá trình nhập viện.

Chương trình đã nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe vì tính khả thi và tác động tích cực mang đến. Cần nhắc thêm rằng trước đó, chương trình “Cải thiện Chất lượng dinh dưỡng lâm sàng” đã được xây dựng từ những kết quả nghiên cứu khoa học mà hiệu quả đã được chứng minh: Giảm 17% tỷ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày; Giảm thời gian nằm viện 13,4%; Giảm 50% tỷ lệ loét tì đè mắc phải trong bệnh viện (HAPUs); Giảm 8,8% chi phí y tế… khi có sự cải thiện tích cực về chất lượng dinh dưỡng lâm sàng.

Là nhà tài trợ Bạch Kim cho APEC CEO Summit 2017, cùng chia sẻ những vấn đề trọng tâm tại APEC 2017, Abbott tiếp tục thể hiện cam kết đồng hành cùng các quốc gia APEC trong đó có Việt Nam, giúp đỡ người dân sống khỏe mạnh và trọn vẹn. Công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu với gần 130 năm kinh nghiệm cũng cho biết sẽ cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và cải thiện công tác chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam trong dài hạn.

_Xuân Toàn_

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cai-thien-dinh-duong-lam-sang-mot-trong-nhung-van-de-trong-tam-tai-apec-2017-n138500.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY