Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cấm kỵ khi ăn cà chua ai cũng phải biết

Không thể phủ nhận lợi ích tuyệt vời mà cà chua đem lại cho sức khỏe, tuy nhiên, cà chua cũng là thực phẩm chứa nhiều độc hại khi bạn sử dụng không đúng cách.

Cà chua là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng và lành mạnh, có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa và điều trị bệnh suy nhược, chống nhiễm trùng. Đây là loại trái cây được rất nhiều người yêu thích, bởi chúng dễ ăn, giá rẻ, chứa hàm lượng calo thấp, nhưng giàu chất xơ và vitamin, cực kì tốt cho sức khỏe và làm đẹp.

Tuy nhiên, cũng như rất nhiều thực phẩm khác, cà chua chỉ thực sự tốt khi được sử dụng đúng cách. Dưới đây là những lưu ý cần thiết về cà chua đối với sức khỏe của bạn:

Loại bỏ hạt, cuống khi ăn.

Hạt cà chua cũng như hạt ổi, khi ăn vào khó tiêu hóa, nên trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nếu thường xuyên ăn hạt cà chua sẽ dễ gây viêm ruột thừa, táo bón, dễ biến chứng thành thắt ruột, không lợi cho sức khoẻ, nhất là với trẻ em.

Tuy nhiên, thì hạt cà chua cũng có nhiều tác dụng tốt như: giúp xương chắc khỏe, tăng cường thị lực, vậy nên trong quá trình chế biến, nếu không lọc bỏ hết được hạt, thì cũng không đáng phải lo lắng, nhưng cuống và lá cà chua thì tuyệt đối nên cắt bỏ để phòng ngộ độc.

Không ăn khi còn xanh.

Cà chua có chứa loại độc tố là tomatidihe. Khi cà chua chín đỏ, hàm lượng tomatidine chỉ còn rất nhỏ, bởi trong quá trình cà chua chín đỏ, chín cây hoặc chín dấm, thì độc tố này chuyển hoá thành chất không độc.

ăn cà chua xanh là một việc làm vô cùng tai hại và bạn cần dừng ngay lập tức. Bởi điều này rất dễ khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm. Do trong cà chua xanh có chứa chất độc solanine, khiến khoang miệng có cảm giác đắng chát, kèm theo đó là triệu chứng chóng mặt, buồn nôn và nôn khi ăn phải. Đặc biệt nếu bạn ăn sống cà chua xanh, thì khả năng ngộ độc càng cao hơn.

Không nấu bằng xoong nhôm, gang.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn sử dụng xoong, chảo, bằng nhôm, gang để nấu cà chua, sẽ khiến các axit trong cà chua kết hợp với nhôm, gang gây ra những phản ứng hóa học không tốt cho sức khỏe của bạn.

Không bảo quản trong tủ lạnh.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cà chua không giữ được lâu ở nhiệt độ dưới 10 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình trong tủ lạnh gia đình là khoảng 4,4 độ C.

Theo thói quen, hầu hết các bà nội trợ có thói quen tích trữ đồ trong tủ lạnh, trong đó có cà chua. Đấy là một sai lầm, vì nếu cất cà chua trong tủ lạnh, sẽ bị mất đi rất nhiều vitamin và khoáng chất. Đồng thời hương vị đặc trưng của cà chua cũng bị ảnh hưởng.

Không ăn thường xuyên.

Cà chua chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều cà chua lại dễ gây ra bệnh sỏi thận. Nguyên nhân là do, trong loại quả này chứa hàm lượng cao axit oxalic. Do đó, bạn chỉ nên ăn cà chua ở mức độ vừa phải mà thôi.

Không ăn khi bạn uống Thu*c chống đông máu.

Cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K, là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu bạn ăn cà chua khi dùng Thu*c chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại Thu*c này.

Không ăn cà chua khi mắc bệnh gút.

Nguyên nhân gây ra bệnh gút, là do rối loạn chuyển hóa purin, làm tăng axit uric trong máu. Trong khi đó, cà chua lại là một thực phẩm có chứa hàm lượng purin khá lớn.

Nếu ăn cà chua khi mắc bệnh gút, sẽ khiến bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C, có trong cà chua, cũng sẽ gây ra phản ứng kết tủa, khi gặp axit uric, vô cùng tai hại cho bạn.

Hạn chế ăn khi mắc sỏi thận.

Theo các chuyên gia thì, những người bị sỏi thận, sỏi mật, nếu muốn ăn cà chua, thì chỉ nên ăn một lượng nhỏ. Vì cà chua có thể sẽ, làm tăng kích thước của sỏi thận và sỏi mật lên, do nó chứa hàm lượng kali và vitamin C lớn. Khi kali kết hợp với canxi trong nước tiểu, sẽ kết tủa thành sỏi trong thận và mật.

Nguồn Internet.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cam-ky-khi-an-ca-chua-ai-cung-phai-biet-21949.html)

Tin cùng nội dung

  • Người mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu, cao huyết áp hay bệnh mạch vành cần thận trọng khi dùng bánh nướng, bánh dẻo.
  • Theo y học cổ truyền, cà chua vị ngọt chua, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, chỉ khát, dưỡng âm và lương huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như nhiệt bệnh phiền khát, can âm bất túc, hay hoa mắt chóng mặt, âm hư huyết nhiệt, tiêu hóa kém, loét dạ dày, tăng huyết áp…
  • Thủy hải sản là món ăn ngon, giàu đạm, dễ tiêu, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nguy cơ gây các bệnh nguy hiểm như giun sán, dị ứng và ngộ độc.
  • Ngày trước, khi tôi học thi, mẹ tôi hay nấu canh cà chua với trứng cho tôi ăn và nói món ăn này rất bổ dưỡng...
  • Ăn quá nhiều vào bữa sáng làm cơ thể buồn ngủ và lười hoạt động. Ăn thức ăn với nước trái cây hoặc nước sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa.
  • Tôi rất thích ăn cua biển nhưng không hiểu sao lần nào ăn cũng bị đau bụng. Có phải tôi bị dị ứng với cua không?
  • Từ nhỏ đến lớn em vẫn ăn được thịt gà và hải sản, nhưng khoảng 3 tháng nay em lại bị ngứa khi ăn hai thứ này.
  • Kết quả nghiên cứu tiết lộ, nam giới duy trì ăn cà chua trong 10 bữa mỗi tuần có khả năng giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến 18%.
  • Sau khi ăn no nếu lao động nặng, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể bị đẩy xuống phía dưới, làm dạ dày phải căng ra và lâu dần bị sa dạ dày.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY