Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Cam thảo, có nên sử dụng hàng ngày

Cam thảo, ngoài là một vị Thu*c tốt, thì còn là thức uống quen thuộc với nhiều người. Nhưng dùng cam thảo hàng ngày như vậy, liệu có tốt và có phải ai cũng dùng được không.

Cam thảo thơm và ngọt, là một vị Thu*c rất thông dụng trong Ðông y và Tây y. Cam thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng: bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị Thu*c. Vì thế, nước uống có cam thảo, đã trở thành thức uống quen thuộc trong nhiều gia đình. Nhưng dùng cam thảo hàng ngày, như vậy có tốt và những có phải ai cũng dùng được vị Thu*c này không.

Có nên sử dụng liên tục.

Vì có tác dụng giải độc, nên rất nhiều người đã sử dụng cam thảo hàng ngày, mà không biết rằng, trong cam thảo có chứa 6 đến 14%, cá biệt có loại chứa đến 23% glycyrizin, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu. Các nghiên cứu cho thấy, liều lượng glycyrizin gây ch*t ở chuột là 5g/kg thể trọng. Cho chuột sử dụng với liều nhỏ hơn 60mg trên 1kg thể trọng trên ngày, thì không phát hiện thấy tác hại xấu. Chuột hấp thu nhiều chất này, 1g trên 1kg trong 1 ngày, có hiện tượng tăng huyết áp, khát, tăng khả năng giữ nước, giữ muối, đôi khi có tổn thương ở thận và hệ tim mạch.

Ở người, uống quá nhiều nước cam thảo đặc nhiều hơn 100g nước chiết, gây tăng huyết áp, giảm kali trong máu. 1 đến 2% người bệnh bị tăng huyết áp động mạch, có sử dụng nhiều sản phẩm chứa cam thảo như: nước, kẹo. Nếu dùng nhiều hơn 5g glycyrizin một lúc, gây chứng rối loạn cơ và rối loạn nhịp tim. Người bị bệnh gan, khi sử dụng cam thảo, thì các triệu chứng trên rõ nét hơn.

Không nên kết hợp cam thảo với nhân trần.

Nhân trần, cam thảo, là hai vị Thu*c phổ biến, trong ẩm thực dưỡng sinh của nhiều người, không chỉ với người bệnh, mà còn cả với người khoẻ mạnh. Thay vì uống trà, nhiều người chọn uống nhân trần pha cam thảo, để vừa giải khát, vừa tranh thủ được công dụng: làm mát gan, giải độc, chống suy nhược, mệt mỏi, vân vân. Đã từng xảy ra, nhiều vụ tai biến đông dược, do uống nước nhân trần pha cam thảo, thay trà không đúng cách.

Theo Đông y, nhân trần có vị đắng, cay, tính hàn, lợi mật, nhuận gan, chủ trị chứng hoàng đản viêm gan, vàng da, viêm túi mật, giải cảm nhiệt, đau đầu, chảy nước mũi, đau họng, bụng đầy trướng, tiểu tiện bí, vân vân, và nhất là các chứng bệnh của phụ nữ sau sinh.

Còn cam thảo bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn, hầu họng sưng đau, giải độc Thu*c và thức ăn, chống suy nhược, vân vân. Trong các phương Thu*c cổ truyền, cam thảo thường giữ vai trò là tá, nghĩa là: có tác dụng dẫn Thu*c vào kinh.

Mặc dù cả hai vị Thu*c đều có những công dụng tốt, nhưng nếu phối hợp lại với nhau, thì thành không tốt, bởi cam thảo có tính chất giữ nước, trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo, chẳng những không có lợi, mà còn tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác Thu*c, nhất là bệnh tăng huyết áp.

Phải rất thận trọng khi dùng.

Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra, mật viêm, tắc mật, vân vân, thì mới cần lợi mật, và khi gan có vấn đề, thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh, mà lại uống hàng ngày, nghĩa là: bắt gan và mật, không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn, nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.

Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định, thì tuyệt đối không dùng nhân trần, cam thảo, bởi uống nhiều, sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn, hoặc chỉ có rất ít.

Ngoài ra, do nhân trần lợi tiểu, nên dẫn đến thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí ch*t lưu, dễ bị đẻ non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân, vân vân. Một số nghiên cứu hiện đại cũng đã kết luận, dùng cam thảo hàng ngày, 8g trên ngày, trong thời gian dài, có thể làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, các trường hợp viêm thận, có các biểu hiện: phù mí mắt, tiểu ít, vân vân, các trường hợp: viêm gan, xơ gan, vân vân, đã có biểu hiện phù nề, cũng không nên dùng cam thảo. Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định, càng không nên dùng.

Những trường hợp táo bón mạn tính, do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày, hoặc người cao tuổi, vân vân, nếu dùng cam thảo, sẽ là nguy cơ làm tăng khả năng táo bón. Các trường hợp viêm phế quản mạn tính, ho nhiều kèm theo khó thở, cũng không nên dùng cam thảo.

Với những người bình thường, mỗi ngày không nên dùng nhiều hơn, hai gói trà thanh nhiệt có cam thảo. Không nên sử dụng nước có chứa cam thảo như: nhân trần, bát bảo, vân vân, thay nước lọc.

Thảo Chi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cam-thao-co-nen-su-dung-hang-ngay-n13086.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY