Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Cảm thấy bất công vì chị trưởng phòng “sống lâu lên lão làng”, nàng công sở được dân mạng chỉ ra một sự thật bất ngờ

Thật sự chị trưởng phòng này chuyên môn không tốt, thái độ làm việc lại rất tệ. Có những ngày không có sếp ở văn phòng, chị trốn đi ngủ đến 3h chiều mới dậy làm việc, công việc thì đình trệ.

“Sống lâu lên lão làng” là câu nói được nhiều dân “Chào mọi người, Có những ngày không có sếp ở văn phòng, chị trốn đi ngủ đến 3h chiều mới dậy làm việc, công việc thì đình trệ. Mình thấy những người khác thì đều cố gắng, bản thân mình cũng thế. Nhưng đến dịp review chỉ được khen làm tốt và thăng chức nhỏ, duy chỉ có những người kinh nghiệm làm ở công ty lâu hơn thì được lên chức cao.

Công ty mình thì Director thay đổi thường xuyên, vì cứ hết nhiệm kỳ họ lại về nước. Thế là sếp trực tiếp thì không có tiếng nói, nhân sự thì bảo thủ, chỉ đánh giá cao những người làm lâu ở công ty. Qua những lần như thế mình mất động lực làm hẳn luôn. Không biết mọi người có ai phải trải qua cảm giác như mình không?”.

Trường hợp “Đọc sơ miêu tả thì tớ đoán lý do chị ấy được đề bạt, thăng chức là 2 chữ "kinh nghiệm" đấy cậu. Thời buổi kinh tế khó khăn, nếu theo suy nghĩ của cậu thì sếp, nhân sự họ tệ trong cách nhìn người, xét việc. Mà cốt lõi của công ty là nhân sự, thế thì tại sao công ty vẫn tồn tại?

Suy cho cùng, việc ai người nấy làm cậu ạ. Cứ làm tốt khả năng của mình, bớt nhận xét, đánh giá người xung quanh thì cậu sẽ thanh thản hơn, tập trung chuyên môn nhiều hơn. Hữu xạ tự nhiên hơn, tốt hay không tốt sếp trên cao đều nhìn thấy cả, họ cho cơ hội, ai không nắm bắt thì sớm muộn cũng phải nhường cho người khác mà thôi”.

“Ở góc nhìn phía công ty thì nhiều công ty sẽ đánh giá cao những nhân viên trung thành, đó cũng là cách khuyến khích nhân viên gắn bó lâu dài. Một nhân viên giỏi nhưng làm một thời gian lại nhảy việc thì cũng đâu có ý nghĩa gì với công ty. Chốt lại lỗi không phải do công ty, lỗi do bạn chọn sai công ty để gắn bó”.

“Chuyện bình thường mà, lâu năm nhiều kinh nghiệm thì sẽ được ưu tiên vì sự ổn định, phù hợp với những chiến lược lâu dài. Cứ cố gắng tiếp đi bạn, nếu thực sự có năng lực thì con đường thăng tiến sẽ nhanh hơn những người khác”.

Thế đấy, các bình luận trên đã chỉ ra rằng, đôi khi một vị trí leader nào đó trong công ty đang cần người nhưng tất thảy nhân sự bên dưới năng lực đều như nhau thì tất nhiên, ai làm lâu hơn sẽ được đề bạt. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức, nếu không làm tốt, cơ hội sẽ không đến lần 2.

Ngoài ra, đề bạt nhân viên lâu năm cũng là một cách để công ty nói rõ về quan điểm dùng người của mình. Tài giỏi là một chuyện nhưng trung thành, gắn bó hay không lại là một chuyện khác. Thậm chí, có những người leader dù không giỏi chuyên môn nhưng họ lại giỏi trong việc điều phối công việc cho cả team,...

Nói tóm lại, “sống lâu lên lão làng” cũng có lý do và chứa đựng ý đồ của cấp trên cả chẳng qua là dân công sở chúng mình chưa hiểu nên chưa phục mà thôi. Nếu đã hiểu mà vẫn không phục, tức là bạn chọn sai nơi để đầu quân cống hiến rồi, cho nên chuyện tương lai hãy sớm quyết định đi nhé, kẻo lại cảm thấy

Trong bối cảnh đại dịch corona diễn biến phức tạp, chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ gia đình và cộng đồng từ hành động vô cùng đơn giản: Đeo khẩu trang.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bên cạnh việc hạn chế tiếp xúc với người khác hay thường xuyên rửa tay với xà phòng - đeo khẩu trang là việc làm bé nhỏ nhưng mang tính chất phòng ngừa cơ bản nhất, ngăn chặn nguy cơ lây truyền virus corona qua nước bọt hoặc dịch tiết đường hô hấp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/cam-thay-bat-cong-vi-chi-truong-phong-song-lau-len-lao-lang-nang-cong-so-duoc-dan-mang-chi-ra-mot-su-that-bat-ngo-20200204001728763.chn)

Tin cùng nội dung