Tin tức hôm nay

Tin tức

Cần giải pháp linh hoạt trong phòng, chống dịch

Trong khoảng 20 ngày trở lại đây, số người mắc Covid-19 ghi nhận trong ngày đã tăng trở lại. Cả nước bước sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 cho nên đòi hỏi các địa phương cần có những giải pháp linh hoạt trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch.

Sau khi số ca mắc giảm về mức hơn 3.000 ca/ngày, dịch đã quay đầu tăng, có ngày vượt ngưỡng 10 nghìn ca (ngày 18/11).

Dịch vẫn tăng

Số ca mắc trên địa bàn Hà Nội liên tục tăng cao, từ khoảng trung bình 100 ca mắc/ngày, nay tăng lên khoảng 270 ca mắc/ngày, tỷ lệ ca ngoài cộng đồng cũng rất cao. Đơn cử, ngày 17/11, thành phố có 258 ca dương tính với vi-rút SARS-CoV-2, trong đó có 82 ca tại cộng đồng; ngày 18/11, có 277 ca dương tính, trong đó có 114 ca tại cộng đồng. Đây là ngày ghi nhận số ca mắc trong cộng đồng nhiều nhất từ trước đến nay. Ngày 19/11 Hà Nội ghi nhận 275 ca, trong đó tại cộng đồng có 104 ca. Những chùm ca bệnh, ổ dịch lớn vẫn tiếp tục gia tăng số ca nhiễm như ổ dịch tại chợ Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm); ổ dịch tại thôn Bạch Trữ (huyện Mê Linh); ổ dịch tại thị trấn Quốc Oai (huyện Quốc Oai); ổ dịch tại kho hàng Shopee - Khu công nghiệp Đài Tư (quận Long Biên)... Ngoài ra, đã xuất hiện thêm một số ổ dịch mới. Thành phố đã ghi nhận 169 ca dương tính là người trở về từ các địa phương có dịch và 142 ca thứ phát liên quan đến các trường hợp này.

Tỉnh Nam Định đang trải qua đợt bùng phát dịch Covid-19 trên diện rộng và nhiều nhất từ trước đến nay, với khoảng 800 ca mắc mới. Dịch bắt đầu phát sinh ở huyện Ý Yên, sau đó tới thành phố Nam Định và gần đây diễn biến phức tạp tại các huyện Giao Thủy, Nam Trực, Hải Hậu và Xuân Trường.

Tại huyện Giao Thủy, tâm dịch là xã Hồng Thuận, cơ quan chức năng huyện đã tiến hành cách ly y tế với toàn bộ xã Hồng Thuận (khoảng 18 nghìn nhân khẩu); kích hoạt khu thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Trường trung học cơ sở Giao Thủy... Ngoài xã Hồng Thuận là “vùng đỏ”, huyện Giao Thủy còn xã Giao Lạc là “vùng cam”, xã Giao Thanh và thị trấn Ngô Đồng là “vùng vàng”. Trong khi đó, huyện Nam Trực là địa phương dịch phức tạp nhất tỉnh Nam Định với xã Nam Mỹ là “vùng đỏ”, các xã Hồng Quang, Nam Cường, Điền Xá là “vùng cam” và xã Nam Lợi là “vùng vàng”. Ủy ban nhân dân huyện Nam Trực đã thiết lập 7 vùng cách ly với 14 chốt kiểm soát dịch và thực hiện xét nghiệm sàng lọc cho khoảng 10 nghìn người dân.

Mới nhất, dịch Covid-19 đã có dấu hiệu diễn biến phức tạp tại huyện Xuân Trường, với 12 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 được ghi nhận trên địa bàn xóm 14, xã Xuân Hồng. Những ca F0 mới này có yếu tố dịch tễ phức tạp, nguy cơ lây lan ra cộng đồng cao. Lực lượng y tế huyện khẩn trương lấy 10 nghìn mẫu xét nghiệm sàng lọc cho toàn bộ người dân làng Hành Thiện và tiểu thương chợ Hành Thiện; giáo viên, học sinh các trường trung học phổ thông Xuân Trường, trung học cơ sở Đặng Xuân Khu, các trường tiểu học và mầm non Xuân Hồng, cùng các trường hợp có yếu tố dịch tễ nguy cơ cao. Huyện đã ra quyết định phong tỏa, cách ly y tế toàn bộ làng Hành Thiện (từ xóm 1 đến xóm 15 xã Xuân Hồng), với 6.699 nhân khẩu...

Tại tỉnh Bình Dương, số ca mắc trong tuần qua có giảm so với tuần trước, nhưng trung bình vẫn ghi nhận 631 ca/ngày. Tính đến 17 giờ ngày 18/11, số bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại tỉnh là 10.473 ca, trong đó có 7.447 trường hợp điều trị tại nhà và 3.026 trường hợp điều trị trong cơ sở điều trị. Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Bình Dương, số ca mắc mới ghi nhận tại tỉnh chủ yếu tập trung trong các điểm, khu vực phong tỏa; còn số ca mắc được phát hiện qua sàng lọc cộng đồng chiếm tỷ lệ ít.

Trong 14 ngày qua, thành phố Cần Thơ ghi nhận hơn 6.000 ca mắc mới, như vậy, những ngày gần đây số ca mắc mới trên địa bàn đang tăng nhanh, trung bình khoảng 500ca/ngày, tập trung ở các khu dân cư đang cách ly, một số doanh nghiệp, qua khám sàng lọc tại các cơ sở y tế. Theo quy định đánh giá cấp độ dịch, thành phố Cần Thơ thuộc cấp độ 4, nguy cơ rất cao, tăng một cấp so với trước. Trong đó, có năm quận thuộc cấp độ 4, bốn huyện thuộc cấp độ 3. Đến 19 giờ ngày 19/11, Cần Thơ ghi nhận 939 ca mắc Covid-19, cao nhất từ trước đến nay.

Chống dịch linh hoạt

Trước tình hình số ca mắc covid-19 tăng nhanh, ủy ban nhân dân thành phố hà nội đã ban hành công điện số 23 và số 24, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch covid-19 trên địa bàn cho phù hợp tình hình thực tế. trong đó, yêu cầu các địa phương chủ động xây dựng phương án thu dung, điều trị người bị nhiễm vi-rút sars-cov-2 trên địa bàn với các kịch bản cao theo mô hình tháp ba tầng. thành phố thí điểm thu dung điều trị bệnh nhân f0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại năm điểm trên địa bàn các xã, phường, thị trấn với phương châm “4 tại chỗ”, quy mô từ 150 đến 300 giường, do các quận, huyện, thị xã thành lập và điều hành theo hướng dẫn chuyên môn của sở y tế. đồng thời, điều chỉnh thời gian thực hiện cách ly tập trung các trường hợp tiếp xúc gần (f1) xuống còn 14 ngày. thí điểm thực hiện cách ly tại nhà cho f1 đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của bộ y tế và hướng dẫn của sở y tế... thành phố cũng tiếp tục đẩy mạnh tiêm vét vắc-xin cho những người từ 18 tuổi trở lên mà chưa tiêm vắc-xin, đồng thời lên kế hoạch cụ thể để tiêm chủng nhanh nhất cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi. thành phố dự kiến chỉ trong hai ngày sẽ tiêm chủng xong cho học sinh trung học phổ thông, trên cơ sở đó sẽ xây dựng kế hoạch cho số học sinh trung học phổ thông này trở lại trường. thành ủy, ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục chỉ đạo các cấp, ngành quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo tinh thần “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch covid-19” theo chỉ đạo của trung ương.

Để chủ động, linh hoạt khống chế dịch và duy trì phát triển kinh tế-xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định yêu cầu cả hệ thống chính trị và nhân dân đồng lòng nâng cao ý thức, trách nhiệm, quyết tâm phòng, chống dịch với phương châm “4 tại chỗ”; nhanh chóng truy vết, bóc tách F0, tập trung phòng tránh lây nhiễm chéo và chuẩn bị hậu cần tốt nhất cho người dân trong vùng cách ly, phong tỏa. Tỉnh Nam Định yêu cầu mỗi huyện thành lập một cơ sở thu dung, điều trị F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ; thành lập ít nhất một trạm y tế lưu động sẵn sàng hoạt động. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định cũng đã có kế hoạch về thiết lập cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, gồm: bệnh viện, trung tâm y tế khám, chữa bệnh hoạt động theo mô hình tháp ba tầng, với các cấp độ, có thể lên tới 5.000 ca.

Hiện cấp độ dịch của thành phố Hồ Chí Minh đang là cấp độ 2, trong đó, có 10 địa phương cấp quận cấp độ 1, 11 địa phương cấp độ 2 và 1 địa phương cấp độ 3. Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cho biết, quan điểm của thành phố là tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta đang sống và làm việc trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường nên nguyên tắc đặt ra là an toàn tới đâu mở cửa tới đó, mở cửa thì phải an toàn. Vì vậy, Quyết định số 3900 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành ngày 16/11 đã tạo điều kiện tốt cho người dân, doanh nghiệp, nhưng căn cứ vào tình hình diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ của dịch bệnh, đặc biệt trong những ngày gần đây, nên Ủy ban nhân dân thành phố có quyết định dừng hoạt động các dịch vụ như quán bar, karaoke, vũ trường, massages...

Mỗi ngày thành phố hồ chí minh ghi nhận hơn 1.000 ca dương tính với covid-19, thậm chí có ngày hơn 1.600 ca và số bệnh nhân nặng thở máy vẫn ở mức cao và ngày càng tăng. trong khi đó, còn nhiều người chưa thực hiện nghiêm về quy định 5k, ra đường vẫn không đeo khẩu trang, tụ tập, giữ khoảng cách không đúng, việc khử trùng ít có đơn vị thực hiện tốt. từ thực tế đó, thành phố hồ chí minh mong người dân, doanh nghiệp chia sẻ, đồng cảm, đồng thuận với những quyết định khó khăn này với mục đích bảo vệ sức khỏe người dân là trên hết, trước hết cũng như bảo vệ thành quả phòng, chống dịch vừa qua. mục tiêu chung của thành phố hồ chí minh là cần đáp ứng, duy trì, bảo vệ thành quả đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua. để đạt mục tiêu ấy, thành phố phải kéo giảm được các ca nhập viện, ca t* vong và củng cố lại hệ thống y tế. sở y tế đã xây dựng bảy kịch bản đáp ứng được cho từng số lượng f0.

Giám đốc sở y tế tỉnh bình dương nguyễn hồng chương cho rằng, tình hình dịch covid-19 trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được kiểm soát nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường. vì vậy, người dân cần phát huy vai trò, ý thức trách nhiệm của người “chiến sĩ” trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh với vai trò là trung tâm, chủ thể giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. tuyệt đối không chủ quan, lơ là vì khi mở cửa, việc giao thương, tiếp xúc, đi lại tăng hơn thì nguy cơ lây lan dịch bệnh là điều có thể xảy ra. đến nay, bình dương đã thành lập 153 trạm y tế lưu động, trong đó có 31 trạm y tế lưu động trong các khu, cụm công nghiệp. bằng những hoạt động cụ thể các trạm y tế lưu động tại bình dương đã góp phần quan trọng trong công tác điều trị bệnh nhân covid-19 trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Thường trực tỉnh ủy bình dương vừa giao ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức và bằng phương pháp trực quan sinh động để người dân thích ứng, nâng cao ý thức phòng, chống dịch trong tình hình mới. trong đó, người dân cần thích ứng được phương châm “5k+ vắc xin + điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân + các biện pháp cần thiết khác”; nắm được các thông tin cần thiết khi cần giúp đỡ của y tế hoặc hỗ trợ điều trị; cả hệ thống chính trị không chủ quan, lơ là, phải xem chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hiện nay...

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành y tế thành phố cần thơ đã hướng dẫn các trung tâm y tế các quận, huyện, trạm y tế xã, phường, thị trấn cách phân loại, xác định điều kiện để quản lý, theo dõi cách ly f1 và điều trị f0 tại nhà. đồng thời hoàn thiện, hướng dẫn quy trình tiếp nhận, điều trị bệnh nhân covid-19 giữa các cơ sở y tế, nhất là việc chuyển tuyến đối với bệnh nặng đế tránh lúng túng, bị động khi thực hiện. mặt khác đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin mũi 2 cho người dân nhằm tăng độ phủ vắc-xin, sớm tạo miễn dịch cộng đồng; tăng cường tầm soát, xét nghiệm sàng lọc có trọng tâm, trọng điểm những nơi nguy cơ cao, rất cao; tăng cường kiểm tra, giám sát việc phòng, chống dịch covid-19 ở các doanh nghiệp, các chợ đầu mối, chợ truyền thống, các khu vực dân cư nguy cơ cao đồng thời xử lý nghiêm vi phạm theo quy định.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/can-giai-phap-linh-hoat-trong-phong-chong-dich-674753/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY