Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cẩn thận dễ đổ bệnh khi Sài Gòn lúc nắng lúc mưa

Sài Gòn những ngày tháng 5 thường xuyên xuất hiện những cơn mưa trái mùa vào buổi chiều tối. Đây cũng là thời điểm nhiều người già, trẻ nhỏ nguy cơ mắc bệnh nhiều nhất.

“Từ sáng đến trưa nắng gay gắt 36-37 độ C, tầm 15-16h nhiều nơi lại xuất hiện mưa như trút; có nơi vừa mưa vừa nắng. Không ít lần bộ đồ tôi hết ướt rồi khô do những cơn mưa bất chợt khiến mình trở tay không kịp” - chị Tâm (bán nước giải khát khu vực Q.Tân Phú, TPHCM) than thở.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 cho biết, thời tiết thay đổi thất thường, lúc nóng hầm hập, lúc mưa ào ào dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, truyền nhiễm ở trẻ.

Cẩn thận dễ đổ bệnh khi Sài Gòn ‘lúc nắng lúc mưa’ - ảnh 1Sài Gòn những ngày gần đây thường "sáng nắng chiều mưa"

Theo BS Khanh, thời tiết nắng nóng kèm độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển làm thức ăn dễ ôi thiu, trẻ rất dễ bị ngộ độc, tiêu chảy cấp khi ăn phải những loại thức ăn này. Hơn nữa, những ngày nắng nóng làm hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động yếu đi, ít hấp thu cũng như ít bài tiết khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, mệt mỏi... Chưa kể hệ hô hấp của trẻ trở nên yếu do niêm mạc mất nước, họng, mũi khô vì ngồi nhiều dưới quạt hoặc máy lạnh.

“Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ, người lớn cần mang sẵn áo mưa để kịp che mưa cho trẻ khi mưa nắng bất chợt. Khi về nhà phải lau khô người và mặc ấm ngay. Ngược lại, lúc trời nắng nóng thì cần sử dụng máy quạt, máy lạnh đúng cách. Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất, nhất là trái cây để tăng sức đề kháng; uống nhiều nước để niêm mạc đường thở có đủ độ ẩm cần thiết, chống sự xâm nhập của những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài” – BS Trương Hữu Khanh lưu ý.

Theo BS Dương Anh Phượng, chuyên khoa Nội Tổng quát – Hô hấp BV Quốc tế City, các bệnh hô hấp thường gặp nhất trong thời điểm này là cảm lạnh, cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phổi và những bệnh mạn tính như hen phế quản, giãn phế quản cũng dễ tái phát, có nguy cơ đe dọa sức khỏe của nhiều người, nhất là những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai…

Trẻ nhỏ nhập viện tại BV Nhi đồng 1

Ngoài ra, người lớn và trẻ em đều dễ mắc các bệnh về da vào mùa này. Trẻ em thường mắc bệnh rôm, sẩy (trẻ nhỏ), viêm da dị ứng gây ngứa, chàm (eczema)... Còn đối với người lớn, đặc biệt là những người thường xuyên làm việc dưới môi trường nắng nóng cùng với chỉ số tia UV cao có thể gây một số bệnh về da như sạm da, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da và các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể...

ThS.BS Nguyễn Trần Nam, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố cho rằng, khi mưa xuống giúp là dịu khí trời đang oi bức, đem lại cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, chính sự giảm nhiệt độ đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi dễ dẫn đến đổ bệnh.

Trong tiết trời nóng ẩm, ruồi nhặng và vi khuẩn dễ sinh sôi khiến thức ăn bị bẩn và ôi thiu nhanh. Nếu không cẩn thận sẽ dễ bị ngộ độc thức ăn và tiêu chảy, nhất là khi nhiệt độ kéo dài ở mức 37-38 độ C. Ruồi, muỗi, chuột, gián cũng phát triển nhiều hơn nên dễ làm lây lan các mầm bệnh qua thực phẩm và nước uống.

“Rửa tay với nước sạch và xà phòng là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Luôn rửa tay trước ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi hay khi tiếp xúc với nhiều người hay người đang bị cảm… Nên che miệng khi ho và hắt hơi để tránh lây nhiễm cho người xung quanh. Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối S*nh l* là biện pháp phòng ngừa hữa hiệu những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp” – BS Nam khuyến cáo.

Theo các chuyên gia y tế, phòng bệnh trong khi thời tiết mưa nắng rất quan trọng, cụ thể:

- Để chủ động giữ sức khỏe khi mưa nắng thất thường, người dân nên theo dõi thông tin thời tiết để ứng phó với mưa nắng. Nếu đi du lịch, cần xem thời tiết trong quãng thời gian mình lưu lại đó để chuẩn bị đồ dùng, quần áo phù hợp. Khi gặp trời mưa về cần tắm gội nhanh bằng nước ấm giúp cơ thể ấm lại và mạch máu lưu thông. Uống trà nóng cũng giúp giữ ấm cho cơ thể.

- Khi từ phòng máy lạnh ra ngoài nên đứng giữa cửa một lát để cân bằng nhiệt độ cơ thể, tránh bị nóng lạnh đột ngột gây bất lợi cho sức khỏe.

- Phòng ở cần thoáng gió, sạch sẽ, nhiệt độ trong phòng thấp hơn bên ngoài, nhưng không nên quá chênh lệch.

- Không nên lao động quá mức, ít ngủ vì dẫn đến cơ thể mệt mỏi, thể lực suy giảm và dễ mắc bệnh. Khi mắc bệnh dễ lây, nên hạn chế tiếp xúc với người khác, nghỉ học/làm từ 7-10 ngày để điều trị dứt điểm, tránh lây lan.

Khi nào nên đi khám tầm soát ung thư vú

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú trên thế giới ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam ung thư vú đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc và hàng thứ 3 về tỷ lệ Tu vong ở nữ giới.

Dấu hiệu nhận biết căn bệnh ung thư 'sát thủ' khiến 15.000 người Việt Tu vong mỗi năm

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân đến với dấu hiệu đau vùng thượng vị một cách mơ hồ, đau có thể lan ra sau lưng kèm theo bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và cảm giác nóng rát.

Những 'món' ngon miệng, nhiều người thích mê lại có thể 'làm hỏng' phổi

Cà phê, trà, bia, hải sản, khoai tây chiên, kem, nước trái cây, món ăn cay... những thực phẩm ngon miệng được nhiều người mê mẩn nhưng không ngờ lại có thể gây nên những bất lợi cho hệ hô hấp, 'phá hoại' phổi.

Bé 4 tháng tuổi co giật, sùi bọt mép vì Thu*c chữa tiêu chảy mua tại phòng khám tư

Bé gái 4 tháng tuổi sau khi uống Thu*c 2 ngày đã không đi ngoài nhưng xuất hiện tình trạng li bì, ngủ nhiều hơn bình thường. Đến tối 15/5/2020 trẻ xuất hiện tình trạng co giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép, tay co quắp, chân duỗi cứng. Lúc này gia đình mới đưa cháu vào Trung tâm y tế địa phương.

Những thực phẩm 'phá nát' dạ dày nếu ăn khi đang đói bụng

Sữa chua, một tách cà phê, hay nước cam tươi... là những món được khá nhiều người ưa thích và ăn uống bất cứ khi nào nếu thích. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đây lại chính là 'sát thủ' phá nát dạ dày của bạn nếu bạn ăn uống chúng khi bụng đang đói, nhất là vào buổi sáng.


Uyên Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/can-than-de-do-benh-khi-sai-gon-luc-nang-luc-mua-1660947.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY