Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Cảnh báo cấp cứu nguy cơ ngừng tuần hoàn do côn trùng đốt

Do có nhiều yếu tố nguy cơ nên nhận định bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp. Tuy nhiên, một quyết định sáng suốt: cấp cứu phản vệ nguy kịch do độc chất,đã cứu sống được bệnh nhân…

Vừa qua, bệnh viện twqđ 108 tiếp nhận ca cấp cứu nữ bệnh nhân n.c 60 tuổi do trung tâm cấp cứu 115 - hà nội chuyển đến. bệnh nhân được cấp cứu ngừng tuần hoàn tại nhà, sau đó hồi phục tuần hoàn và duy trì Thu*c vận mạch liều trung bình.

Bước đầu, do có nhiều yếu tố nguy cơ nên nhận định khả năng bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp. tuy nhiên, cần phải dựa trên triệu chứng lâm sàng khác nữa mới có một quyết định sáng suốt: cấp cứu phản vệ nguy kịch do độc chất, mới có thể cứu sống được bệnh nhân…

Khoa Hồi sức tim mạch, Viện tim mạch, Bệnh viện TWQĐ 108, tiếp nhận ca bệnh N.C (60 tuổi) trong tình trạng có nhận biết nhưng lơ mơ và chậm, không tiếp xúc được, huyết áp thấp. Ngoài dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cấp, bệnh nhân còn có biểu hiện của thoát mạch phản vệ, một số triệu chứng của phản vệ nguy kịch như phù nề mí mắt và vùng mặt, xung huyết da toàn thân, có biểu hiện của khó thở rít vùng họng…

Bệnh nhân bị phù nề toàn thân -  biểu hiện của phản vệ nguy kịch

Bs.phạm sơn lâm khoa hồi sức tim mạch, viện tim mạch, bệnh viện twqđ 108 chia sẻ: khi xem xét kỹ tình hình, đánh giá dựa trên các biểu hiện cụ thể của bệnh nhân, chúng tôi phán đoán bệnh nhân ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp. tuy nhiên các biểu hiện cụ thể, đặc biệt tình trạng thiếu dịch lòng mạch rất nặng, chức năng co bóp của tim tốt, thì chúng tôi nhận định tình trạng bệnh nhân hiện tại là phản vệ nguy kịch do một loại độc chất hoặc ăn phải thứ gì đó. nhưng qua thân nhân cho biết, bệnh nhân trước nay không dị ứng với bất cứ thứ gì.

Đứng giữa ranh giới quyết định, các bác sĩ đã phải đắn đo trong việc quyết định chụp động mạch vành cấp cứu theo hướng ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp, hay là cấp cứu theo hướng phản vệ nguy kịch? đây là thời điểm vô cùng quan trọng bởi mỗi giây phút trôi qua sẽ ảnh hưởng đến sự hồi phục và sức khỏe của bệnh nhân.

Cuối cùng, dựa vào biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ vẫn quyết định cấp cứu theo hướng phản vệ nguy kịch bằng cách hồi sức dịch khối lượng lớn và dùng các Thu*c vận mạch…

Vài giờ sau, bệnh nhân dần hồi phục, các Thu*c vận mạch được giảm liều. Khi bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, bác sĩ mới khai thác được trước khi rơi vào tình trạng hôn mê, bệnh nhân bị một con ong đốt vào đùi. Vết đốt đau nhói dữ dội, một lúc sau bệnh nhân choáng váng mệt lả người, tím tái và dần mất ý thức…

Bị ong đốt - nguyên nhân gây ra tình trạng ngừng tuần hoàn, phản vệ nguy kịch của bệnh nhân

Quyết định cấp cứu theo hướng sốc phản vệ nguy kịch đã cứu sống được bệnh nhân. theo các bác sĩ, đối với trường hợp của bệnh nhân n.c, nếu nhận định không nhạy cảm mà cấp cứu theo hướng ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp, tình trạng của bệnh nhân chắc chắn sẽ trở nên nặng nề hơn do không được hồi sức đúng.

Tình trạng phản vệ nguy kịch càng kéo dài thì tình trạng thoát mạch càng tăng, tiên lượng hồi phục ngày càng kém, bệnh nhân nhanh chóng suy đa tạng, thậm chí Tu vong. Rất may, dựa vào kinh nghiệm lâm sàng, các bác sĩ đã nhận định đúng và nhanh biểu hiện, triệu chứng và đưa ra quyết định điều trị rất kịp thời cho người bệnh. Ngay hôm sau bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn, cắt hết các Thu*c vận mạch và xuất viện sau 3 ngày điều trị.

sau khi được cấp cứu đúng, bệnh nhân đã dần hồi phục và được ra viện

Trường hợp lâm sàng này cho thấy sự đa dạng trong nguyên nhân, cũng như chẩn đoán của phản vệ nguy kịch. Đây là kinh nghiệm lâm sàng cho các nhân viên y tế về tính chính xác, nhạy bén trong chẩn đoán phản vệ nguy kịch, từ đó kịp thời điều trị để tránh những hậu quả xấu cho người bệnh...

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/canh-bao-cap-cuu-nguy-co-ngung-tuan-hoan-do-con-trung-dot-n183929.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY