Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cảnh báo hạ nhiệt nhanh khi trời nắng nóng dễ gây viêm họng, viêm phổi

Khi trời nắng nóng, mọi người có tâm lý muốn giảm nhiệt độ nhanh nên thường uống nước lạnh kết hợp sử dụng điều hòa ở nhiệt độ thấp. Điều đó sẽ dẫn tới việc chênh lệch nhiệt độ đột ngột gây phù nề da, bệnh đường hô hấp, nặng hơn có thể sốc nhiệt, đột quỵ.

Theo dự báo từ ngày 22/6 đến 24/6, ở bắc bộ và trung bộ trời nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39 độ, có nơi trên 39 độ; riêng bắc và trung trung bộ có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-40 độ, có nơi 41-42 độ. độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến 30-50%. thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-18 giờ. từ ngày 25/6, nắng nóng ở các khu vực trên dịu dần...

Riêng tại hà nội, từ ngày 22/6 đến 24/6, có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-39 độ, có nơi trên 39 độ. do ảnh hưởng của nắng nóngnắng nóng gay gắt có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Thời tiết nắng nóng trong những ngày qua đã khiến khoa khám bệnh, bệnh viện hữu nghị (hà nội) tiếp nhận trung bình 1.200 bệnh nhân mỗi ngày. số bệnh nhân khám tăng cao trong thời gian nắng nóng tại hà nội. nhiều bệnh nhân bị bệnh đường hô hấp trên, hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi họng, thanh quản, viêm xoang... đa số bệnh nhân có sử dụng máy điều hòa.

ThS.BS Phạm Trung Kiên - Phó trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Hữu Nghị, khuyến cáo: Để tránh các bệnh đường hô hấp vào mùa hè do sử dụng điều hòa, mọi người nên thường xuyên súc miệng, sát trùng họng bằng nước muối vào buổi sáng, trưa và tối trước khi đi ngủ.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân tại BV Hữu Nghị.

Việc sử dụng điều hòa thường xuyên sẽ làm cho da, niêm mạc mũi bị khô nên cần thường xuyên nhỏ mũi bằng nước muối S*nh l* hoặc dung dịch nước biển sâu để làm ẩm, sạch mũi, tránh hơi lạnh lọt vào đường hô hấp gây viêm họng, viêm phổi.

Trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ điều hòa tốt nhất nên thấp hơn nền nhiệt ngoài trời khoảng 10 độ C, duy trì khoảng 26-28 độ C, không nên sử dụng điều hòa quá lạnh.

Cần chú ý không nên vào phòng điều hòa ngay sau khi tắm hoặc khi cơ thể nhiều mồ hôi. Cơ thể phải khô ráo trước khi sử dụng hoặc bước vào phòng có điều hòa. Trước khi ra khỏi phòng, phải mở cửa và tắt máy lạnh khoảng 30 phút để nhiệt độ trong phòng và ngoài trời tương đối cân bằng, giúp cơ thể thích nghi với thay đổi nhiệt độ. Sử dụng máy điều hòa đúng cách. Không nên ngày nào cũng bật máy lạnh, chỉ sử dụng trong ngày nắng nóng.

Trong những ngày cắng nóng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế đường. Không nên ăn nhiều trái cây quá ngọt, đồ uống quá lạnh. Uống khoảng 2-3 lít nước một ngày, sáng sớm khi thức giấc nên uống một cốc nước lọc khoảng 250-300 ml.

Lê Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/canh-bao-ha-nhiet-nhanh-khi-troi-nang-nong-de-gay-viem-hong-viem-phoi-n175971.html)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của các rối loạn liên quan đến nhiệt, sau chuột rút do nhiệt và say nắng. Sốc nhiệt thường là hậu quả của việc luyện tập thể thao hoặc lao động nặng nhọc trong môi trường nóng bức mà không uống bù đủ nước.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY