Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cảnh báo liên tiếp người lớn tuổi ăn uống bị hít sặc Tu vong

(MangYTe)- Chỉ trong một tháng trở lại đây, BV Thống Nhất (TP.HCM) ghi nhận ba người lớn tuổi Tu vong sau khi ăn món thông thường như cơm, cháo, súp.

Ngày 5-5, ThS-BS CKII Hoàng Ngọc Ánh, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện (BV) Thống Nhất (TP.HCM), cho biết trong thời gian qua, BV tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị hít sặc sau khi được cho ăn uống dẫn đến nguy kịch, thậm chí Tu vong.

Đơn cử, gần đây có bốn bệnh nhân gồm ba nam, một nữ tuổi từ 82 đến 88 được đưa từ nhà và khoa khác chuyển đến, trong đó ba ca có di chứng tai biến mạch máu não. Đáng tiếc, chỉ có một ca được cứu sống còn lại ba ca nặng, người nhà xin về.

Điển hình, bệnh nhân LVQ (82 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) được người nhà đưa đến BV trong tình trạng khó thở, suy hô hấp. Ngay lập tức, bệnh nhân được hỗ trợ thở máy và nội soi thấy có dịch dạ dày lợn cợn trong đường thở và hai miếng chả nhỏ.

Sau khi được rửa sạch đường thở và gắp hai miếng chả ra, tình trạng hô hấp của bệnh nhân được cải thiện, sức khỏe dần ổn định.


Các thức ăn gây hít sặc cho các bệnh nhân. Từ trái qua phải: Cháo kèm súp, chả và cơm. Ảnh: BSCC

Người nhà cho biết trước đó bệnh nhân có được cho ăn món bánh cuốn và chả, đang ăn giữa chừng thì bị mắc nghẹn, khó thở nên đưa đi cấp cứu.

Ba trường hợp còn lại bị hít sặc các món ăn như cơm, cháo, súp phải điều trị kéo dài nhưng không cải thiện.

Theo ThS-BS CK2 Hoàng Ngọc Ánh, hít sặc là một tình huống khẩn cấp có thể đe dọa tính mạng, khi dị vật rơi vào đường hô hấp gây tắc nghẽn khiến bệnh nhân không thở được. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp quan trọng gây nên các tình trạng viêm phổi hít nặng và Tu vong ở người lớn tuổi khi chăm sóc bệnh nhân ở nhà cũng như trong BV.

Người lớn tuổi có sự phối hợp các nhóm cơ giảm và mắc các bệnh nền liên quan đột quỵ não nên thường bị rối loạn chức năng nuốt, hô hấp. Các nghiên cứu cho thấy 50% bệnh nhân đột quỵ não có nguy cơ hít sặc ở tuần đầu tiên. Thống kê ước tính khoảng 10%-15% viêm phổi cộng đồng là do hít sặc và hít sặc gây viêm phổi là nguyên nhân gây Tu vong chủ yếu ở những bệnh nhân khó nuốt do nguyên nhân thần kinh.

Người hít sặc nặng thường có triệu chứng ho, khò khè, khó thở, tím tái. Tuy nhiên, các triệu chứng do hít phải thường bị bỏ qua và điều trị sơ sài vì ít nghĩ tới.


ThS-BS CKII Hoàng Ngọc Ánh đang thăm khám cho một bệnh nhân bị viêm phổi hít. Ảnh: BVCC

Để hạn chế và đề phòng nguy cơ hít sặc, ThS-BS CKII Hoàng Ngọc Ánh lưu ý cho người lớn tuổi ăn nên nhận biết các dấu hiệu rối loạn nuốt như nước uống rơi ra ngoài khi cho ăn uống, nước bọt chảy, nhiều đàm, nhai cắn khó khăn, ho sặc khi nuốt khi đang nhai, thay đổi giọng nói hay tốc độ nói sau ăn, viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần...

Khi ăn, bệnh nhân phải tỉnh, đặt ngồi hoặc nửa ngồi, cho ăn chậm, giúp hỗ trợ mở miệng bệnh nhân, nhắc bệnh nhân không ngậm thức ăn lâu, ăn xong phải vệ sinh răng miệng.

Cạnh đó thức ăn phải mềm, tránh xơ dính, xay nhỏ. Khi phát hiện bệnh nhân bị hít sặc, người nhà có thể áp dụng thủ thật hemlich, làm tăng áp lực trong lồng ngực để tống dị vật ra ngoài. Nếu sơ cứu ban đầu không thành công thì cần đưa ngay đến BV để được xử trí.

Bé 8 tháng tuổi bị sặc, ngưng thở vì ăn chuối

(PLO)- Trong lúc mẹ lơ là, bé 8 tháng tuổi tự bốc chuối ăn và bị sặc, tím tái.

HOÀNG LAN

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/canh-bao-lien-tiep-nguoi-lon-tuoi-an-uong-bi-hit-sac-tu-vong-910426.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY