Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cảnh báo: Miền Nam đang vào mùa sốt xuất huyết, tay chân miệng

MangYTe - Mùa hè nắng nóng và nhiều mưa đã làm cho độ ẩm trong không khí khá cao, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, siêu vi khuẩn… dễ bùng phát, trẻ rất dễ mắc bệnh do sức đề kháng còn yếu.

Lấy máu xét nghiệm cho bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) - Ảnh: X.MAI

Trong những tuần gần đây, sốt xuất huyết và tay chân miệng đang gia tăng ở khu vực phía nam, trong khi phía bắc chuẩn bị vào "mùa" viêm não nhật bản b.

Sốt xuất huyết, tay chân miệng "đứng top"

Tại tp.hcm, bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng "đứng top" với số lượng trẻ mắc gia tăng và chưa có dấu hiệu giảm. theo bs lê hồng nga - phó giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật tp, riêng sốt xuất huyết đã có nhiều bệnh nhi nhập viện, trong đó có nhiều ca bệnh nặng, cơ hội sống 50% đã được cứu sống, nhưng đã có bệnh nhi chuyển nặng và không qua khỏi.

BS Nguyễn Cát Phương Vũ (Bệnh viện Nhi đồng thành phố, TP.HCM) cho biết nhóm bệnh mà trẻ nhỏ dễ mắc trong thời điểm hiện nay gồm: viêm đường hô hấp trên và dưới, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, tay chân miệng, sốt xuất huyết, mày đay, dị ứng, chàm da, hậu COVID-19…

Tại bệnh viện nhi đồng 2, bs nguyễn đình qui - phó trưởng khoa nhiễm - cho biết trong 4 tháng đầu năm 2022, số ca sốt xuất huyết đến khám tại bệnh viện là 2.006 ca (tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021), số ca phải nhập viện là 901 ca (tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021), trong đó có 154 ca nặng cần cấp cứu (chiếm tỉ lệ 17% số ca nhập viện) và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Dọn dẹp môi trường chống muỗi

Trước tình trạng số ca sốt xuất huyết nhập viện tăng mạnh, ca nặng gia tăng đáng kể so với các năm trước, theo bs qui, ngành y tế phải kịp thời cung ứng đủ các phương tiện máy móc, dịch truyền, thu*c men. đặc biệt cần tăng cường nhân lực phòng chống dịch sốt xuất huyết. "các đơn vị y tế dự phòng tuyên truyền cho người dân, giúp họ có biện pháp phòng ngừa bệnh ngay lúc này là cực kỳ quan trọng" - bs qui nói.

Thời gian gần đây, sở y tế tp.hcm đã tổ chức đoàn giám sát hỗ trợ một số quận huyện có số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao như huyện bình chánh, quận bình tân... qua đó phát hiện còn nhiều vật chứa nước dễ phát sinh lăng quăng gây dịch sốt xuất huyết như vỏ xe ôtô cũ, ly nhựa đã sử dụng, thùng rác không nắp đậy… ở khu vực đông người. sắp tới, sở y tế sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát những quận, huyện nguy cơ cao.

Để hạn chế trẻ chuyển nặng khi mắc các bệnh thường gặp ở thời điểm này, BS Phương Vũ lưu ý phụ huynh cần cẩn thận chăm sóc, theo dõi trẻ. Thường trẻ mắc bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao, đau họng, biếng ăn, chảy nước miếng nhiều... Khi trẻ có vết hồng ban/bóng nước ở tay, chân, miệng, mông, gối, kèm theo ngủ giật mình, run yếu tay chân… nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện khám sớm và theo dõi sát.

Đối với riêng bệnh sốt xuất huyết, BS Qui khuyến cáo khi trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết, phụ huynh vẫn có thể chăm sóc, theo dõi trẻ tại nhà. Nếu trẻ sốt cao liên tục từ 2-3 ngày nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xem xét chỉ định xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết.

Đặc biệt phải đưa trẻ nhập viện ngay khi có các dấu hiệu cảnh báo như: li bì hoặc vật vã, chân tay lạnh và ẩm ướt, đau bụng nhiều, nôn ói liên tục, xuất huyết niêm mạc nhiều, nôn ra máu hoặc tiêu phân đen, nước tiểu có máu…

Sốt xuất huyết Dengue có trở thành đại dịch năm 2022?

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, tính đến ngày 24-4, việt nam có tổng cộng 18.599 ca sốt xuất huyết dengue với 11 trường hợp t* vong. thống kê tuần lễ gần nhất ghi nhận 1.819 ca sốt xuất huyết dengue, tăng 10% so với tuần trước đó.

Các chuyên gia dịch tễ cho hay, cứ 4 - 5 năm lại có một đợt dịch sốt xuất huyết dengue lớn. năm 2019, việt nam đã ghi nhận đợt dịch sốt xuất huyết dengue với số mắc hơn 300.000 ca, riêng tp.hcm khoảng 65.000 ca, gây nhiều khó khăn cho ngành y tế trong công tác phòng chống dịch.

Nếu theo đúng chu kỳ thì có thể năm 2022 này sẽ bắt đầu một trận dịch sốt xuất huyết dengue mới. khi dịch bệnh covid-19 tạm thời trong tầm kiểm soát, nguy cơ lại có bệnh sốt xuất huyết bùng phát.

TP.HCM: 158 ca sốt xuất huyết nặng, tăng 532% so với cùng kỳ

TTO - Thông tin trên được ông Nguyễn Hồng Tâm - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) - cung cấp tại họp báo chiều 12-5.

XUÂN MAI - DƯƠNG LIỄU

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/canh-bao-mien-nam-dang-vao-mua-sot-xuat-huyet-tay-chan-mieng-2022051923133644.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Để phòng ngừa sốt xuất huyết, khuyến cáo của y tế dự phòng là “không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”.
  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Trong 2 tháng đầu năm 2015, bệnh sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY