Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cảnh báo sốt xuất huyết đã tăng 3,3 lần; người dân cần tích cực diệt bọ gậy

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 58.240 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 3 ca Tu vong tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang và Bình Thuận

Theo báo cáo tình hình dịch bệnh trong tháng 5/2019 của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận 6.759 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), không ghi nhận trường hợp Tu vong. Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 58.240 trường hợp mắc, 3 ca Tu vong tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang và Bình Thuận.

So với cùng kỳ năm 2018, số mắc đã tăng 3,3 lần, số trường hợp Tu vong giảm 1 trường hợp.

Tại Hà Nội, Sở Y tế cho biết hiện có 403 trường hợp mắc SXH và chưa có trường hợp Tu vong. Sở Y tế đã tổ chức giám sát côn trùng và giám sát véc tơ truyền bệnh và tiến hành vệ sinh môi trường để chủ động phòng chống sốt xuất huyết; tiến hành điều tra xử lý tại cộng đồng các ca bệnh ghi nhận trong tuần qua.

Tại TP.HCM, đánh giá tình hình bệnh SXH 12 tuần đầu năm 2019 cho thấy, tình hình bệnh sốt xuất huyết tại thành phố, phù hợp với nhận định của Tổ chức Y tế thế giới là bệnh thường xảy ra ở những vùng đô thị có mật độ dân cư đông đúc và những vùng đang đô thị hóa, cơ sở hạ tầng chưa theo kịp sự phát triển kinh tế, dân cư. Bệnh sốt xuất huyết là bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân thành phố, do đó cần có sự tham gia của các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể và cả cộng đồng.

Không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết. Ảnh minh họa.

Trước tình hình dịch bệnh gia tăng, Bộ Y tế khuyến người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.

Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.

Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Để phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả cần sự chung tay của chính quyền các cấp, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là mỗi người dân trong cộng đồng ý thức trách nhiệm, tự nguyện thực hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản ngay tại hộ gia đình với mục tiêu “Không có lăng quăng (bọ gậy), không có sốt xuất huyết”.

Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường các hoạt động truyền thông phòng chống SXH hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống SXH lần thứ 9. Đôn đốc và tổ chức thực hiện Kế hoạch giám sát trọng điểm Hội chứng cúm ILI, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng SARI, bệnh tay chân miệng tại Việt Nam giai đoạn 2018-2020…

Ngoài ra, các dịch bệnh như viêm màng não do não mô cầu, từ đầu năm đến nay đã có 11 ca mắc, 1 ca Tu vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số mắc giảm 3 trường hợp, số Tu vong tăng 1 trường hợp.

Bệnh viêm não virút có 187 ca mắc, 8 ca Tu vong. Bệnh tay chân miệng có 14.360 ca mắc (tăng 41,2% so với năm ngoái), 2 ca Tu vong.

Bệnh sốt phát ban nghi sởi có 21.795 ca, trong đó 3.419 ca mắc sởi dương tính, 1 ca Tu vong tại Hải Dương.

Lê Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/canh-bao-sot-xuat-huyet-da-tang-33-lan-nguoi-dan-can-tich-cuc-diet-bo-gay-n158603.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà Tu vong.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY