Kết quả trên được các nhà khoa học thuộc Đại học Edith Cowan (ECU) ở Australia, đưa ra ngày 18/5, làm dấy lên quan ngại ở những người có thói quen tìm đến "bác sỹ Google" để tự chữa bệnh cho mình.
Sau khi phân tích 36 công cụ kiểm tra sức khỏe dựa trên triệu chứng trên các website và điện thoại di động của thế giới, các nhà nghiên cứu nhận thấy độ chính xác của các công cụ này khi đưa ra chẩn đoán đạt 36%, trong khi tư vấn chính xác về thời gian và địa điểm khám, chữa bệnh đạt 49%.
Với tỷ lệ gần 40% người dân Trưởng nhóm nghiên cứu Michella Hill nhấn mạnh mặc dù có thể khá hấp dẫn khi sử dụng các công cụ này để tìm hiểu nguyên nhân gây ra các triệu chứng, song hầu hết chúng đều không đáng tin và có thể gây nguy hiểm. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện những vấn đề lớn cần được giải quyết đối với những công cụ Theo ông Hill, hầu hết mọi người đều đang mắc phải hội chứng mang tên "cyberchondriac" - vốn được giới y học dùng cho những người sử dụng thông tin trên Internet để chẩn đoán bệnh cho bản thân. Có một thực tế là nhiều người đã tìm đến " Đối với những người thiếu kiến thức y học, họ luôn cho rằng những lời khuyên của "bác sỹ Google" là đúng hoặc tình trạng bệnh của họ không đến mức nghiêm trọng. Mặc dù khẳng định không thể thay thế các bác sỹ thực thụ, song các tác giả nghiên cứu cũng thừa nhận các công cụ kiểm tra sức khỏe trực tuyến đóng vai trò nhất định trong [Anh cập nhật thêm các triệu chứng chính thức khi mắc COVID-19]
Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)
Chủ đề liên quan:
australia bác sỹ Google chẩn đoán chẩn đoán sức khỏe chẩn đoán sức khỏe trực tuyến chính xác đoán sức khỏe hệ thống y tế sức khỏe tính chính xác trực tuyến