Bệnh theo mùa hôm nay

Cảnh giác bệnh tay chân miệng khi thời tiết sang thu

Thời tiết chuyển sang thu cũng là điều kiện cho nhiều dịch bệnh bùng phát trong đó có bệnh tay chân miệng đang có chiều hướng gia tăng.
Hiện nay thời tiết miền Bắc đang trong gia đoạn chuyển mùa, còn khu vực miền Nam mưanhiều, ẩm ướt tạo điều kiện cho nhiều dịch bệnh bùng phát trong đó có bệnh tay chân miệng đang cóchiều hướng gia tăng.
Trẻ em là đối tượng rất mắc bệnh nếu không có biện pháp phòng bệnh tích cực thì có thể làmbùng phát dịch bệnh nguy hiểm.
Không chủ quan với bệnh chân tay miệng
Khoảng 2 tuần nay, số ca mắc bệnh tay chân miệng tại TPHCM đột ngột tăng cao, có khả năng bộcphát dịch ở một số quận huyện nếu không tích cực phòng chống.
Thông tin trên do BS Nguyễn Trí Dũng, GĐ Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho biết tạibuổi giao ban giữa Sở Y tế TPHCM với các quận huyện ngày 1/10. Theo BS Dũng, tháng 8/2014 thành phố có 519 ca mắc bệnh tay chân miệng thì đến tháng 9 đã lên đến 799 ca.
Bên cạnh bệnh tay chân miệng thì sốt xuất huyết cũng đang tăng theo mùa. Tháng 8/2014, thành phố có705 ca sốt xuất huyết thì sang tháng 9 đã là 825 ca. Dù số ca mắc bệnh sốt xuất huyết hiệnđang tăng nhưng số ca từ đầu năm đến nay vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2013.
Các chuyên gia y tế nhận định, hiện dịch bệnh tay chân miệng đang bắt đầu vào mùa, nhất là cáctỉnh, thành phố khu vực phía Nam là do thời tiết, mưa-nắng nóng nhiều, thất thường. Đây là điềukiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể của trẻ qua đường tiêu hóa.
Ở miền Bắc, tại các bệnh viện mỗi ngày tiếp nhân một số ca mắc tay chân miệng đếnkhám và điều trị.
Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh nhiễm virut cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa,thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đauhọng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòngbàn chân, gối, mông…
Virut gây bệnh TCM có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi,họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Người bị bệnh có thể làmlây lan bệnh nhiều nhất trong tuần đầu tiên của bệnh, nhưng thời gian lây nhiễm có thể kéo dàitrong vài tuần (do virut vẫn tồn tại trong phân).

Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não- màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới Tu vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịpthời.
Thời tiết chuyển sang thu cũng là điều kiện cho nhiều dịch bệnhbùng phát trong đó có bệnh tay chân miệng đang có chiều hướng gia tăng. Ảnh minh họa

Phòng bệnh là điều quan trọng
Bệnh tay chân miệng lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Hiện nay, chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu.Vì vậy, cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng chủ yếu là giữ vệ sinh cá nhân.Rửa tay sạch sẽ đúng cách bằng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khichơi đùa.
Rửa sạch đồ chơi của trẻ bằng xà phòng bởi siêu vi trùng gây bệnh tay chân miệng thường bámdính và tồn tại khá lâu trên vật dụng và đồ chơi của trẻ, trẻ em thường hay bỏ những vật dụng hoặcđồ chơi vô miệng nên rất dễ bị nhiễm bệnh.
Lau sạch sàn nhà, bàn ghế bằng dung dịch sát khuẩn vì sàn nhà là nơi trẻ thường xuyên chơiđùa, nếu không sạch sẽ dễ lây bệnh tay chân miệng.

Việc lau chùi sàn nhà sạch sẽ theo khuyến cáocủa ngành Y tế bao gồm: lau hoặc rửa sạch bụi và các chất bẩn trên sàn nhà bằng nước và xà phòngtrước, sau đó mới lau bằng dung dịch khử khuẩn đã pha.

Để trong 10 - 20 phút, sau đó lau lại bằngnước sạch và lau khô. Dung dịch dùng để khử khuẩn đồ chơi cho trẻ và lau sàn nhà được khuyến cáo làdung dịch cloramin B hoặc dung dịch nước Javel theo hướng dẫn pha và sử dụng của ngành Y tế.
Cần đảm bảo cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uốngphải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụn, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ănbốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống…
Bên cạnh đó, cần thường xuyên theo dõi sức khỏe cho trẻ để kịp thời phát hiện, tổ chức cáchly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác. Trẻ bị bệnh phải được cáchly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với cáctrẻ khác.
Khi thấy các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng loét họng, thường biểu hiện bằng chảy nướcmiếng nhiều và biếng ăn, biếng bú, nổi bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân… cần đưa trẻ đếnbệnh viện khám và điều trị.

AloBacsi.vn
Theo Minh Tuyết - Màn ảnh sân khấu
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/canh-giac-benh-tay-chan-mieng-khi-thoi-tiet-sang-thu-n155137.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY