Là một giáo viên nên chị Nguyễn Thị Hà (ở Thủ Dầu Một, Bình Dương) thường xuyên phải đứng lớp. Công việc bình thường ấy bỗng chốc trở nên đầy khó khăn kể từ ngày chị bị đái tháo đường và liên tục bị viêm tiết niệu tấn công. Một tiết dạy chỉ có 45 phút, thế nhưng cứ vài phút chị lại buồn tiểu một lần nên thường xuyên phải ra ngoài trước con mắt tò mò khó hiểu của học sinh.
Dù mỗi lần chỉ đi tiểu được rất ít song chị vẫn không thể nhịn. Chẳng những thế, cảm giác đau bụng vùng dưới và quanh vùng thắt lưng cũng khiến tinh thần chị không thoải mái mỗi lần đứng lớp, chất lượng bài giảng do đó cũng giảm sút.
Thấy bệnh dai dẳng, khó chữa, chị đã lặn lội lên Sài Gòn chữa bệnh, song chỉ khỏi được vài ngày, bệnh đâu lại vào đấy. Chán nản, chị chỉ còn biết thỏa hiệp với bản thân: “Đỡ được lúc nào thì đỡ, khỏi được phút nào thì khỏi, nếu không đành “sống chung với lũ”, chứ vi khuẩn vốn thích ngọt mà mình bị đái tháo đường thế này thì mong gì hết bệnh”.
Tương tự như chị Hà, chị Thúy (ở Nguyễn Chí Thanh, Q.3, Tp.HCM) cũng đau đầu vì bị viêm đường tiết niệu “ghé thăm” thường niên. Không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, bệnh này khiến đời sống “gối chăn” của chị nguội lạnh. “V*ng k*n” bị đau rát khiến chị chẳng có hứng thú với “chuyện ấy”.
Trong khi đó, chồng chị lại chẳng cảm thông, anh thường xuyên cằn nhằn và có lúc tỏ ý không tin chị mắc bệnh vì “sao chữa mãi chẳng khỏi”. Thậm chí nhiều hôm anh còn giận dỗi: “Nằm cạnh vợ mà phải ‘ăn chay’ thì mai sang ngủ với thằng bạn cho nó lành”. Những lúc như vậy, chị chỉ biết lặng im. Cũng có lần vì muốn chiều chồng cho yên cửa yên nhà, chị nhắm mắt “lâm trận”, song hậu quả lãnh được là cảm giác đau rát, là viêm nhiễm nặng hơn sau những lần “quá cố” ấy.
Với người bị đái tháo đường, viêm đường tiết niệu thường khó chữa và dai dẳng. Nguyên nhân được các chuyên gia lý giải là: lượng đường trong máu cao khiến một vết xước nhỏ ở “V*ng k*n” cũng khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh. Ở những người khỏe mạnh, nếu bắt đầu xuất hiện những bất thường ở “khu cấm địa” này, họ có thể nhận thấy ngay để điều trị lúc mầm bệnh mới bắt đầu.
Tuy nhiên, ở người đái tháo đường, do bị mắc biến chứng đi kèm là rối loạn dây thần kinh cảm giác nên họ thường phát hiện bệnh khi bệnh đã khá nặng khiến việc chữa trị gặp khó khăn hơn. Một lý do nữa là bệnh đái tháo đường gây hủy hoại các mạch máu, ngăn cản dòng máu chảy vào các cơ quan trên cơ thể khiến hệ miễn dịch bị suy giảm khiến khả năng nhiễm khuẩn của người bệnh là tương đối cao.
Viêm đường tiết niệu nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng này có thể lan đến hại thận, gây tổn thương thậm chí làm giảm vĩnh viễn chức năng thận. Ở người đái tháo đường, tiến trình bệnh càng trở nên nhanh hơn và nguy hiểm hơn. Trong một diễn biến khác, dù hiếm gặp nhưng nhiễm trùng đường tiểu có thể đi vào dòng máu, lan tới các nội tạng, bộ phận khác trong cơ thể.
“Viêm đường tiết niệu tuy hay mắc, nhưng vẫn có thể phòng tránh được nếu bạn duy trì thói quen sinh hoạt tốt”, BS Hồ Mai Hoa (Phòng Chăm sóc sức khỏe sinh sản Vị thành niên, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội) cho biết, việc đầu tiên cần làm là giữ cho cơ quan Sinh d*c luôn sạch sẽ nhất có thể.
Điều này có nghĩa là khi vệ sinh V*ng k*n, để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm lấn vào *m đ*o, cần thực hiện từ trước ra sau. Không thụt rửa sâu vào *m đ*o, bởi nó sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công sâu vào phía trong của cơ quan sinh sản.
Ngoài ra, trong mỗi chu kì kinh nguyệt, băng vệ sinh nên được thay 3-4 tiếng/lần để hạn chế sự sinh sôi của mầm bệnh. Trước và sau mỗi lần quan hệ T*nh d*c cần vệ sinh sạch sẽ “V*ng k*n” cũng như cần tạo thói quen đi tiểu. Thói quen này sẽ giúp đẩy bớt vi khuẩn ở bên trong đường tiết niệu ra ngoài.
Vẫn theo BS Mai Hoa, bạn cũng cần uống nhiều nước, tốt nhất là khoảng 2 lít mỗi ngày. Trong những ngày oi bức hoặc lao động nặng khiến mồ hôi toát ra nhiều, lượng nước này cần được cung cấp nhiều hơn. Uống nhiều nước chính là cách để bạn “rửa” bàng quang, hạn chế sự sinh sôi của mầm bệnh.
Bởi mọi ứ đọng trong cơ thể đều là cơ hội tốt để mầm bệnh phát triển và tấn công, nên bạn tuyệt đối không được nhịn tiểu. Hãy “thải nước” ngay khi cơ thể có nhu cầu. Đặc biệt, khi đang chữa bệnh, thói quen nhịn tiểu sẽ khiến bệnh trở nên lai dai, chó chữa.
Khi đã bị viêm đường tiết niệu, điều quan trọng là phải chữa bệnh tận gốc, tránh chữa nửa chừng rồi dừng lại, vì như thế sẽ khiến bệnh nhờn Thu*c nên càng khó khỏi hơn. Trong quá trình chữa bệnh, cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn điều trị của thầy Thu*c và đặc biệt cần duy trì thói quen phòng bệnh.
Quan hệ T*nh d*c vào thời điểm này cũng cần hạn chế bởi nó không chỉ khiến bệnh càng dai dẳng do “V*ng k*n” bị xây xước trong quá trình giao hợp mà còn làm cho đối tác cũng có thể chịu chung số phận này nếu không sử dụng biện pháp “phòng vệ”. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tái khám sau khi dùng hết Thu*c để chắc chắn rằng mình đã khỏi hẳn bệnh chưa, ngay cả khi các dấu hiệu khó chịu không còn nữa.
Biểu hiện của viêm đường tiết niệuThường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu nhiều, hay là có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục, và lượng nước tiểu mỗi lần đi vệ sinh là rất ít.
Khi viêm nhiễm phát triển mạnh thì sẽ tan hỏa đến thận và dạ con khiển chị em phụ nữ có các biểu hiện như bị đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn.
Chủ đề liên quan:
biểu hiện đường tiết niệu mangyte.vn ở người tiết niệu tiểu đường viêm đường tiết niệu