Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cập nhật vụ pate Minh Chay: Thêm nạn nhân nhập viện, độc tố mạnh gấp 10 nghìn lần xyanua

Một phụ nữ 41 tuổi ngụ ở Bình Dương là ca thứ 9 ghi nhận bị ngộ độc pate Minh Chay tại TPHCM trong vòng 10 ngày qua.

Theo ghi nhận đến nay tại TP HCM đã ghi nhận 9 bệnh nhân phải nhập viện điều trị sau khi ăn sản phẩm pate Minh Chay có chứa độc tố Clostridium botulinum của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối sống mới ở huyện Đông Anh, Hà Nội. Trong đó, 6 người vào Bệnh viện Chợ Rẫy, 2 người được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM điều trị và 1 trường hợp nhập Bệnh viện Nhân Dân 115.

Trước đó, vào sáng hôm qua ( 31/8), chị N.T.L 40 tuổi, ở Thái Nguyên đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (TP Hà Nội) khám và mang theo hộp sản phẩm pate Minh Chay.

Chị L cho biết chị thường xuyên ăn pate Minh Chay. Mới nhất, hôm 12/8, chị dùng sản phẩm 2 lần bữa sáng và chiều. Một ngày sau, người phụ nữ 40 tuổi này bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi và nói khó, ngày 15/8 chị bắt đầu vào Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên do bệnh tiến triển, nhược cơ, sụp mí mắt...

Bệnh viện này sau đó đã chuyển chị xuống Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vào ngày 18/8. Từ đó đến nay chị điều trị tại bệnh viện này, nhưng không phát hiện ra nguyên nhân.

Hai ngày trước, khi Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân không ăn pate Minh Chay do có độc tố gây ngộ độc, chị L mới biết và từ sáng 31/8 chị được chuyển sang Trung tâm Chống độc. Được biết, trong sáng nay có tới 4 bệnh nhân đến đây để xét nghiệm, khám vì do ăn thực phẩm pate Minh Chay.

Theo TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), thông thường những người ngộ độc nặng, nhược cơ do ngộ độc độc tố Clostridium Botulinum sẽ phải thở máy ít nhất trong 2 tháng. Quá trình điều trị sau đó sẽ kéo dài nhiều tháng nữa để hồi phục. Đó là chưa kể nguy cơ bệnh nhân có thể mắc thêm các bệnh khác do việc thở máy kéo dài. Đây là chứng bệnh rất hiếm gặp ở Việt Nam, nhưng gặp thì bệnh khá nặng nề.

Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, vi khuẩn Clostridium botulinum và độc tố của nó là Botulinum luôn khiến tất cả bác sĩ, chuyên gia thực phẩm “sợ hãi” khi nói tới.

Botulinum bị coi là “chất độc khét tiếng số một thế giới”. Với liều 0,004μg/kg cân nặng, chất độc này có thể giết ch*t một người trưởng thành, 1 kg botulinum đủ khiến 1 tỷ người Tu vong.

Chất độc này mạnh gấp 10.000 lần chất cực độc Kali Xyanua, thậm chí nguy hiểm hơn cả nguyên tố phóng xạ “mạnh nhất hành tinh” Polonium.

Botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh, xâm nhập vào các tế bào thần kinh, ngăn chặn sự giải phóng chất dẫn truyền acetylcholine từ các đầu dây thần kinh. Một khi chất dẫn truyền thần kinh này bị chặn, xung thần kinh không thể truyền dẫn được nữa, giao tiếp các tế bào thần kinh không được thực hiện, làm cho các cơ bị tê liệt.

Độc tố Botulinum có 7 loại, ký hiệu bằng các chữ cái theo thứ tự từ A đến G, riêng loại C gồm hai loại phụ, như vậy tổng cộng có 8 dạng chất độc. Nhiễm độc ở người loại A và B là phổ biến nhất, sau đó đến loại E và F, 4 loại còn lại ít gặp hơn.

Dù là chất cực độc nhưng Botulinum không chịu được nhiệt. Nếu đun ở 100⁰C, sau 2 phút chất độc bắt đầu biến tính và giảm độc lực, đến 10 phút có thể bị phá hủy. “Đây là điều may mắn, bởi thực phẩm đun sôi nhiệt độ xấp xỉ 100⁰C, nên đồ ăn tươi nấu chín về cơ bản là yên tâm”, bác sĩ Phúc nhấn mạnh.

Tuy nhiên, với thực phẩm chế biến sẵn, dù đã đun nóng ở nơi sản xuất, vẫn còn công đoạn vận chuyển và lưu thông. Loại thực phẩm này được bảo quản trong vài ngày đến vài tháng, người sử dụng sẽ ăn ngay chứ không đun sôi lại nên khó đảm bảo an toàn.

Liên quan đến vụ việc pate Minh Chay gây ngộ độc, trong văn bản khẩn số 1955/ ATTP-NĐTP ký ngày 29/8 và phát đi hôm nay 30/8 về việc xử lý khẩn cấp sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm cho biết đã yêu cầu công ty ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, niêm phong lô đã sản xuất ở khu vực riêng biệt. Đồng thời cảnh báo khẩn cấp người tiêu dùng tạm thời không mua, dùng sản phẩm của Công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới.

Trong văn bản gửi các Sở Y tế tỉnh/thành, Ban Quản lý ATTP Bắc Ninh, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Cục An toàn thực phẩm đề nghị phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn, chủ động kiểm tra, giám sát, thu hồi sản phẩm của Công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới.

Hiện công ty có 13 sản phẩm, gồm Pate Minh Chay Pate nấm hầu thủ, Ruốc nấm Heri vị hảo hạng, Muối vừng bát bảo đặc biệt, Ruốc nấm Heri hương thảo mộc, giò nấm lúa mì, Ruốc nấm truyền thống, Ruốc nấm sả ớt, Ruốc nấm cháy tỏi...

Đối với sản phẩm Pate Minh Chay, cần ngừng ngay việc sử dụng, niêm phong phần còn lại ở khu vực riêng biệt, theo dõi sức khỏe và đến ngay cơ sở y tế nếu có bất thường.

Bộ Công Thương cảnh báo khẩn cấp sản phẩm pate Minh Chay

Liên quan đến vụ việc sản phẩm pate Minh Chay gây ngộ độc cho người dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cảnh báo người tiêu dùng tạm thời không mua, không sử dụng các sản phẩm của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối sống mới.

Gần 190 triệu một lọ Thu*c điều trị cho bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay

Sáng 31/8, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, 2 ca bệnh nặng do ăn pate Minh Chay đang điều trị tại bệnh viện này là một cặp vợ chồng (chồng 70 tuổi, vợ 68 tuổi).

Vụ ngộ độc pate Minh Chay: Khẩn cấp thu hồi sản phẩm liên quan

Ngày 30/8, liên quan đến sản phẩm pate Minh Chay nhiễm độc tố nguy hiểm gây ngộ độc khiến nhiều người nhập viện, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi thông báo về việc xử lý khẩn cấp vấn đề này.

Lâm Trần - Thuận Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/cap-nhat-vu-pate-minh-chay-them-nan-nhan-nhap-vien-doc-to-manh-gap-10-nghin-lan-xyanua-1714874.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Ba tôi năm nay 64 tuổi, đang điều trị cao huyết áp 3 năm rồi, hiện giờ huyết áp ổn định. Tuy nhiên, ba tôi hút Thu*c lá đã hơn 30 năm, gần đây ông thỉnh thoảng có cơn đau thắt ở ngực bên trái nên BS khuyên đi chụp CT động mạch vành. Do ba tôi lớn tuổi nên muốn khám dịch vụ cho nhanh. Nhờ Mangyte hướng dẫn những việc cần chuẩn bị, kinh phí, địa chỉ khám… Cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Hưng Thịnh – quận 12, TPHCM)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY