Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Cỏ Xước và những bài Thuốc chữa bệnh

Cây cơ xước Thường được dùng chữa các bệnh cảm mạo phát sốt, phong thấp, đau lưng, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện không thông, đái buốt, đái dắt, sốt rét, lỵ, trục thai ch*t lưu..
Hình ảnh cây Cỏ xước

Cỏ xước còn có tên gọi ngưu tất nam, có tên khoa học Achranthes aspera L. Thuộ họ rau Giền Amaranthaceae. Là cây thảo, có thể cao đến 1m. Thân cứng, phình lên ở những mấu, có lông mềm. Lá mọc đối, hình trứng hoặc mũi mác, đầu tù hoặc nhọn, mép lượn sóng. Cuống lá dài. Thường mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước. Rễ và toàn cây được thu hái để làm Thuốc.

Theo y học cổ truyền

Cỏ xước có vị đắng, chua, tính bình, vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, mạnh gân, lợi thủy, thông lâm. Thường được dùng chữa các bệnh cảm mạo phát sốt, phong thấp, đau lưng, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện không thông, đái buốt, đái dắt, sốt rét, lỵ, trục thai ch*t lưu.. Ngày dùng 12 - 40g. Còn được dùng ngoài chữa lở ngứa.

Tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về cây Cỏ xước tại đây: Cây dược liệu cây Cỏ xước, Nam ngưu tất - Achyranthes aspera L

Một số bài Thuốc thường dùng:

Chữa thấp khớp:

Rễ Cỏ xước 40g, Hy thiên 20g, Thổ phục linh 20g, Cỏ nhọ nồi 16g, Ngải cứu 12g, Ké đầu ngựa 12g, sao vàng. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa kinh nguyệt không đều:

Rễ Cỏ xước 20g, Củ gấu tứ chế, Ích mẫu, Nghệ đen, mỗi vị 16g; Lá Mần tưới, Tô mộc, Chỉ xác mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa phụ nữ bí đái:

Cỏ xước 16 - 24g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa phù thũng, vàng da:

Rễ Cỏ xước, rễ Cỏ tranh, Bông mã đề, Mộc thông (dây Khố rách), mỗi vị 25g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa sốt rét:

Lá Cỏ xước 1 nắm to. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm miệng:

Rễ Cỏ xước nhai, ngậm hoặc sắc uống.

Chữa huyết áp cao:

- Rễ Cỏ xước, cỏ Nhọ nồi, mỗi vị 10g; Lá Bạc hà 100g, Măng vòi 9 cái, nước vo gạo 300ml. Tất cả đem rửa sạch, giã nát, cho vào nước vo gạo sắc, lọc lấy 100ml, uống trong ngày.

- Rễ Cỏ xước 20g, lá Dâu bánh tẻ 20g, Hoa hèo 10g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa sỏi niệu quản:

Rễ Cỏ xước 12g, Cỏ bợ 50g, Kim tiền thảo 20g, Cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa lở ngứa:

Lá Cỏ xước 30g, Mã đề 20g, Râu ngô 16g, Kim ngâm hoa 20g, Sài đất 20g, Cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2- 3 lần.

Chữa sốt cao:

Lá Cỏ xước 30g tươi; Cỏ nhọ nồi, Ké đầu ngựa, Tía tô, củ hoặc lá Sắn dây, mỗi vị 20g; Cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa rắn cắn:

Cơ xước toàn cây, xay hoặc giã nhỏ, vắt lấy nước uống. Bã đắp vào vết rắn cắn.

Chữa viêm tai giữa:

Cỏ xước giã nát, nhỏ dịch chiết vào tai, ngày nhỏ hai lần tong 1 - 2 ngày.

Phòng ngừa có thai:

Rễ Cỏ xước 10g. Sắc uống ngày một thang sau khi hành kinh. Uống đều đặn hàng ngày.

Chứa xơ gan:

Rễ Cỏ xước 20g, Đậu đen 30g, Chó đẻ răng cưa 20g, Rễ Cơ tranh 20g, Cam thảo dây 8g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.

Chú ý: phụ nữ có thai không được dùng vì có thể gây sẩy thai. Người bị ỉa chảy hoặc nam giới mắc bệnh di tinh cũng không nên dùng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-co-xuoc-va-nhung-bai-thuoc-chua-benh)

Tin cùng nội dung

  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Các bài Thuốc trừ phong dùng để chữa các chứng bệnh do nội phong và ngoại phong gây ra.
  • Thuốc tả hạ là những bài Thuốc có tác dụng làm thông đại tiện: bài trừ tích trệ ở trường vị, trừ thực nhiệt, trục thủy âm do tích trệ ở tỳ vị, thực nhiệt kẽ ở bên trong, ứ nước, hàn tích và táo bón gây ra bệnh.
  • Các bài Thuốc hòa giải có tác dụng sơ tiết, điều hòa khí cơ, tạng phủ dùng để chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương, chứng can tỳ bất hòa, bất hòa và bệnh sốt rét.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các chứng bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết, vị khí nghịch, phế khí nghịch, co cứng các cơ gây ra.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY