Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Dây củ chi, Dây đồng tiền - Strychnos angustiflora Benth

Dược liệu Dây củ chi Vị đắng, tính lạnh, có độc; có tác dụng hoạt huyết, tiêu sưng, giảm đau. Hạt được dùng trị: Thấp khớp, trật khớp; Tê cóng các ngón tay chân, liệt nửa người.
Hình ảnh cây Dây củ chi, Dây đồng tiền - Strychnos angustiflora

Dây củ chi, Dây đồng tiền - Strychnos angustiflora Benth., thuộc họ Mã tiền - Loganiaceae.

Mô tả: Dây leo dài 3-10m hay cây bụi đứng có mấu cô độc hay gai; cành không lông. Lá có phiến xoan bầu dục đến thon, dài 3-12cm, rộng 1,5-7cm, không lông, dai dai, gân chính 3-5; cuống 4-10mm. Cụm hoa ngắn 2-4cm, ở ngọn nhánh yếu. Hoa mẫu 5; đài cao 15mm; tràng cao 1cm, có lông ở trong, nhị gần trên ống; bầu không lông. Quả tròn, to 2-4cm, màu da cam hay đỏ, nhẵn bóng, vỏ quả dày - dày; hạt 1-6, hình đĩa hay tròn tròn, rộng 1-1,8cm.

Hoa tháng 3-6.

Bộ phận dùng: Rễ, hạt, lá – Radix, Semen et Folium Strychni Angustiflorae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Philippin. Ở nước ta, cây mọc ở rừng, rừng còi, thường gặp trên đất khô, cát hay có đá, ở độ cao 200-450m, từ Quảng Trị tới các tỉnh Đông Nam Bộ.

Thành phần hoá học: Hạt chứa strychnin, brucin.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính lạnh, có độc; có tác dụng hoạt huyết, tiêu sưng, giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hạt được dùng trị: 1. Thấp khớp, trật khớp; 2. Tê cóng các ngón tay chân, liệt nửa người. Liều dùng 0,3-0,5g dạng viên. Dùng ngoài trị nhọt và viêm mủ da, đòn ngã dao chém gây sưng đau. Dân gian cũng dùng rễ sắc nước uống để trị đau bụng.

Ghi chú: Do hạt chứa strychnin và brucin nên không thể điều trị trong một thời gian dài vì có thể gây những phản ứng như nhiễm độc Mã tiền.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-day-cu-chi-day-dong-tien-strychnos-angustiflora-benth)

Tin cùng nội dung

  • Anh H.M.T. 33 tuổi ở Đắc Lắc đi khám bệnh ở BV Nguyễn Tri Phương vì bệnh kéo dài một năm với triệu chứng ăn không tiêu, buồn nôn, nôn ói, ợ chua và táo bón.
  • Viêm ruột thừa là một cấp cứu thường gặp nhất trong các bệnh cấp cứu về ngoại khoa. Bệnh có khi đơn giản, nhưng có khi cũng vô cùng phức tạp.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Mangyte ơi, em chưa ăn sáng đang đau bụng xót ruột, nhưng khi ăn vào em thấy chóng mặt rồi nôn ói mà không ói được. 1 tiếng sau thì bị đau bụng quằn quại...
  • Trong lúc ăn và sau ăn tầm 5 phút thì cháu thấy khá là đau bụng, đau ở phía trên của bụng. Mangyte ơi, cháu bị làm sao vậy ạ?
  • Khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị Hải rất ngạc nhiên, bé mới chỉ ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm, làm sao đau dạ dày?
  • Mẹ em năm nay 59 tuổi. Mẹ em bị bệnh đau dạ dày và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, có phải là bị viêm đại tràng không? Mẹ em còn bị tiểu buốt, tiểu rát, có phải là bị viêm bàng quang hay không? Ngoài ra, còn bị polyp túi mật. Do nhà em ở Lâm Đồng, mỗi lần xuống Sài Gòn khám và ở lại cũng bất tiện. Em nghe nói bên BV Bình Dân có nội soi được đầy đủ các bệnh trên, có đúng không bác sĩ? Hoặc bác sĩ tư vấn giúp em nơi nào khám bệnh nhanh có tất cả các bệnh trên. Cám ơn bác sĩ! (Thùy Trang)
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY