Mô tả: Cây thảo mọc đứng, cao 0,6-1m, phân nhánh thành bụi có cành nằm trải ra. Lá xẻ sâu hình lông chim, các thuỳ hẹp, dài, nhọn, khía răng cưa. Đầu hoa toả tròn, rộng 3-4cm hay hơn, mọc đơn độc hay tụ họp thành ngù; lá bắc của bao chung hàn liền với nhau; hoa màu vàng hay vàng cam, mào lông gồm 6-7 vẩy rời nhau hoặc hàn liền nhau. Hoa ở phía ngoài hình lưỡi nhỏ xoè ra, hoa ở phía trong hình ống và nhỏ. Quả bế có 1-2 vẩy ngắn.
Nơi sống và thu hái: Loài cây của Mỹ châu nhiệt đới (Mêhicô), được trồng làm cảnh nhưng cũng thuần hoá ở chỗ nóng, ẩm và sáng. Trồng bằng ngọn hay mầm nách; cũng có khi gieo hạt. Thu hái hoa vào mùa xuân, hè, phơi khô ngoài nắng. Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi.
Thành phần hoá học: Toàn cây chứa 0,01% tinh dầu (ở mẫu khô lên đến 0,06%) có mùi thơm, mà thành phần gồm có d-limonen, ocimen, l-linalyl acetat, l-linalool, tagetone và nonanal. Hoa chứa chất màu là quercetagetin, từ các cánh hoa khô, người ta đã chiết được quercetagitrin và một glucosid của quercetagetin.
Tính vị, tác dụng: Cúc vạn thọ có vị đắng, mùi thơm, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, làm long đờm, trị ho. Có tác giả cho là cây có tác dụng thông khí, trị ho; lá làm mát phổi gan, giải nhiệt; còn hoa thanh tâm, giáng hoả, tiêu đờm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: thường dùng trị 1. Bệnh đường hô hấp, đau mắt (viêm kết mạc); 2. Ho gà, viêm khí quản; 3. Viêm miệng, viêm hầu, đau răng. Dùng ngoài chữa viêm tuyến mang tai, viêm vú, viêm mủ da. Liều dùng 10-15g, dạng Thu*c sắc. Dùng ngoài, nghiền hoa với ít giấm để đắp, nghiền rễ tươi và lá chữa viêm mủ da.
ở Ấn Độ, hoa được dùng trị đau mắt, mụn nhọt độc; dùng trong uống lọc máu; dịch hoa tươi dùng trong bệnh trĩ chảy máu; lá được dùng đắp mụn nhọt, dịch lá được dùng trị đau tai
3. Viêm tuyến mang tai, viêm vú; dùng Cúc vạn thọ, Thất diệp nhất chi hoa, Kim ngân hoa với lượng bằng nhau, nghiền ra và thêm giấm để đắp chỗ đau.
Chủ đề liên quan:
cây dược liệu cúc vạn thọ đau mắt đau răng dược liệu ho gà vạn thọ viêm tuyến mang tai viêm vú