Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây núc nác chống viêm da, trị ho viêm họng

Cây núc nác còn có rất nhiều tên gọi khác như mộc hồ điệp, ngọc hồ điệp, vân cố chỉ, bạch ngọc chỉ..., tên khoa học là Oroxylum indicum (L.) Kurz, thuộc họ Núc nác (họ Chùm ớt) - Bignoniaceae.
Dược liệu là vỏ cây còn gọi là nam hoàng bá (Cortex Oroxyli)

Núc nác là cây mọc hoang và được trồng khắp nơi ở cả hai miền Nam, Bắc nước ta. Ngoài ra còn thấy mọc ở các nước như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Ðộ, Lào, Campuchia…

Cây to cao 7 – 12m, có thể cao tới 20 – 25m, thân nhẵn, ít phân nhánh, vỏ cây màu xám tro, nhưng khi bẻ có màu vàng nhạt. Lá to 2 – 3 lần kép lông chim, dài tới 2m. Quả nang to, dài tới 50 – 80cm, rộng 5 – 7cm, trong chứa hạt, bao quanh có một màng mỏng, bóng và trong, hình chữ nhật.

Dược liệu là vỏ cây còn gọi là nam hoàng bá (cortex oroxyli). bộ phận dùng làm Thu*c là vỏ cây phơi khô hay hạt núc nác (semen oroxyli) làm Thu*c có tên là mộc hồ điệp (mộc là gỗ, cây; hồ điệp là con bướm) vì hình dạng giống như con bướm. quả ăn có vị đắng, tính mát; hạt có vị đắng, tính mát, đi vào hai tạng can và phế.

Đông y cho rằng, nam hoàng bá tính mát, có tác dụng chống viêm ngứa, chữa kiết lỵ, tiêu chảy, chữa ho, chữa đau vú, áp-xe vú, mụn nhọt. chữa bệnh sởi đậu, sốt phát ban, viêm gan, đau mắt đỏ, một số bệnh ngoài da như eczema, chàm hóa các nốt sần, viêm da cơ địa, tổ đỉa, á sừng…

Cây núc nác có tác dụng chữa bệnh Ung Thư thần kỳ nhưng ít người biết

Do vậy nam hoàng bá và mộc hồ điệp được dùng làm Thu*c trị liệu trong những trường hợp sau đây.

* Đau tức hạ sườn phải, da vàng, nước tiểu đỏ (do can khí uất kết): Chọn một phương.

Nam hoàng bá 16g, bạch thược 12g, đan bì 12g, chi tử 12g, sài hồ 16g, xa tiền 12g, nhân trần 12g, cỏ mực 16g, rau má 20g, cam thảo đất 16g. Cho các vị vào ấm, đổ nước 1 lít, sắc còn 400ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

Nam hoàng bá 16g, diệp hạ châu 16g, cối xay 16g, đương quy 12g, sài hồ 12g, tam thất 10g, thanh bì 12g, bưởi bung 16g, xa tiền 12g, bạch mao căn 16g, cam thảo 12g. Cho các vị vào ấm, đổ 1 lít nước sắc còn 400ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

* Trị viêm da ngứa lở, các tổn thương bị tiết dịch có biểu hiện bội nhiễm.

Thu*c uống: nam hoàng bá (sao qua) 16g, kim ngân 16g, kinh giới 16g, phòng phong 10g, chi tử 10g, đinh lăng 16g, sài hồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, sài đất 20g, lá bưởi bung 16g, uất kim 10g, cam thảo 10g. cho các vị vào ấm, đổ 1 lít nước sắc còn 400ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

Thu*c rửa tại chỗ: nam hoàng bá 50g, lá kinh giới 30g, lá đinh lăng 30g. các thứ trên cho vào ấm, đổ nước nấu sôi, nhấc khỏi bếp cho nguội. dùng nước này rửa các chỗ bị tổn thương, ngày 2 lần.

trị bệnh sởi (bài Thu*c dùng cho trẻ em): nam hoàng bá 6g, kinh giới 6g, ngân hoa 4g, lá dấp cá 5g, mã đề thảo 4g, sài đất 5g, liên kiều 4g, hoa hồng bạch 4g, sài hồ 4g, đương quy 4g, cam thảo 4g, huyền sâm 4g. cho các vị vào ấm, đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát, chia 3 – 4 lần uống trong ngày. nên kiêng gió, kiêng nước lạnh cho trẻ.

* hội chứng lỵ (đau bụng đi ngoài nhiều lần, phân có lẫn máu mũi, mùi tanh): nam hoàng bá 20g, hoàng liên 12g, khổ sâm 16g, cỏ sữa 20g, lá nhót 20g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, bạch truật 12g, chích thảo 12g, cỏ mực (sao đen) 20g. sắc uống ngày 1 thang.

Hoặc nam hoàng bá 16g, búp ổi 12g, khổ sâm 16g, đinh lăng 20g, rau sam 20g, cỏ sữa 20, hoa hòe (sao đen) 16g, bạch truật (sao hoàng thổ) 12g, cây cứt lợn 16g, ngũ gia bì 16g, hoàng đằng 12g, chích thảo 12g. sắc uống ngày 1 thang. kiêng chất tanh, dầu mỡ.

* Trị vú có hòn cục, sờ vào thấy rắn và đau, có thể sốt nhẹ, cần điều trị sớm bằng các phương Thu*c sau:

Thu*c uống: nam hoàng bá 16g, hương nhu trắng 16g, cát căn 16g, hoàng cung trinh nữ 6g, uất kim 10g, đinh lăng 16g, táo nhân (sao đen) 16g, hoa hòe (sao vàng) 20g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, xuyên khung 12g, tam thất 12g, xương bồ 16g, huyền sâm 12g, chích thảo 12g. cho các vị trên vào ấm, đổ 1 lít nước, sắc còn 350ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. 15 – 20 ngày là một liệu trình.

Dùng kết hợp Thu*c chườm: Lá nam hoàng bá, lá đinh lăng mỗi thứ 50g, sao rượu. Dùng miếng vải mềm gói lại, chườm tại chỗ. Khi Thu*c nguội, C*n sao lại để chườm tiếp. Công dụng: Tiêu viêm, giải uất, phá kết.

* chữa viêm họng mạn tính: dùng mộc hồ điệp 6g, hạt bí đao 10g, thêm chút đường trắng cùng sắc uống trong ngày (gia đình thực liệu hiệu phương).

Theo BS. Hoàng Xuân Đại (Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-nuc-nac-chong-viem-da-tri-ho-viem-hong)

Tin cùng nội dung

  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY