Pháp luật hôm nay

Cha mất trước khi ông nội lập di chúc, vậy chúng tôi có được hưởng thừa kế từ tài sản của ông?

Cha tôi mất trước ông nội, ông nội cũng đã qua đời nhưng không để lại di chúc. Các chú của tôi đều được hưởng một phần căn nhà do ông để lại còn cha tôi không được chia phần. Vậy các anh em tôi có được hưởng thừa kế tài sản này của ông nội hay không?

Người hỏi: Ngọc Tú, Phú Thọ

Trả lời:

cảm ơn quý độc giả đã gửi câu hỏi đến tòa soạn phụ nữ & pháp luật. đối với các yêu cầu tư vấn của quý độc giả, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, chúng tôi có một số trao đổi như sau:

[1].theo thông tin anh/chị cung cấp, ông nội ch*t mà không để lại di chúc, do vậy di sản ông nội để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật [điều 650 bộ luật dân sự 2015].

Khi đó, những người thừa kế theo pháp luật của ông nội anh/chị được quy định thành từng hàng thừa kế tại điều 651bộ luật dân sự 2015 như sau:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

A) hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người ch*t;

B) hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người ch*t; cháu ruột của người ch*t mà người ch*t là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

C) hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người ch*t; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người ch*t; cháu ruột của người ch*t mà người ch*t là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người ch*t mà người ch*t là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã ch*t, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy các con của ông nội mà anh/chị gọi là chú, cô sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng di sản do ông nội để lại với cac phần di sản bằng nhau.

[2]. đối với trường hợp của cha anh/chị ch*t trước ông nội, pháp luật có quy định trường hợp thừa kế thế vị. theo đó, trường hợp con của người để lại di sản ch*t trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng ch*t trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Đối chiếu quy định này, vì cha anh/chị đã ch*t trước ông nội, do vậy, các anh/chị là cháu của ông nội sẽ cùng được hưởng chung 01 phần di sản từ di sản của ông nội. đây là phần di sảng mà nếu cha anh/chị còn sống sẽ được hưởng và được tính bằng với phần di sản của các cô chú của anh/chị đã được hưởng.

Tư vấn bởi Thị Hằng – Công ty Luật FDVN

Chuyển nhà đất từ tài sản chung sang tài sản riêng của vợ/chồng sau ly hôn thì có phải đóng thuế không?

Trong bản án ly hôn, Tòa án tuyên tôi được quyền sống tại ngôi nhà chung và tôi phải trả cho chồng số tiền tương ứng với phần giá trị ngôi nhà chồng tôi được hưởng. Vậy bây giờ khi...

Thừa kế đất từ cha, mẹ có phải nộp phí không?

Cha tôi đã qua đời và trong di chúc có để lại cho tôi một mảnh đất. vậy để nhận thừa kế mảnh đất này, tôi cần phải thực hiện những thủ tục gì và có phải nộp phí gì...

Hải Sơn

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ news (http://phununews.nguoiduatin.vn/cha-mat-truoc-khi-ong-noi-lap-di-chuc-vay-chung-toi-co-duoc-huong-thua-ke-tu-tai-san-cua-ong-547307.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY