Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chậm mọc răng, có phải do còi xương?

Những chiếc răng sữa đầu tiên của bé mọc vào lúc bé được khoảng 6 tháng tuổi, và bé có đủ 20 chiếc răng sữa khi được khoảng hai đến hai tuổi rưỡi.
Những chiếc răng sữa đầu tiên của bé mọc vào lúc bé được khoảng 6 tháng tuổi, và bé có đủ 20 chiếc răng sữa khi được khoảng hai đến hai tuổi rưỡi.

Quá trình thay răng thường kéo dài đến khoảng 12 tuổi, lúc đó trẻ đã có 28 răng trong bộ răng vĩnh viễn, 4 chiếc răng hàm cuối cùng còn gọi là răng khôn sẽ mọc lên trong độ tuổi 20 khi khung hàm đã phát triển đầy đủ, đủ chỗ cho bộ răng vĩnh viễn bao gồm 32 chiếc.

Số lượng răng là một trong những dấu hiệu dùng để theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ. Những chiếc răng đầu tiên mọc lên báo hiệu trẻ có thể bắt đầu ăn các thức ăn đặc hơn sữa. Số răng của trẻ có liên quan đến số tháng tuổi: thông thường số răng bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Tuy nhiên, như tất cả mọi chuyện khác dính líu đến con người, cũng có những trường hợp ngoại lệ: có vài trẻ sinh ra đã có sẵn 1-2 răng, hoặc có một số trẻ đến 8-9 tháng mà vẫn chưa mọc chiếc răng cửa đầu tiên. Những vẫn đề này có thể hoàn toàn là S*nh l*, nếu như trẻ vẫn phát triển tốt về tất cả mọi mặt khác: thể chất và tinh thần. Điều cần quan tâm là phát hiện sớm các trường hợp chậm mọc răng có liên quan đến thiếu dinh dưỡng, thiếu canxi, còi xương do thiếu vitamin D... để kịp thời cải thiện chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ cho phù hợp.

Trẻ chậm mọc răng thường do thiếu canxi để phát triển các mầm răng. Thức ăn chính của trẻ là sữa. Sữa là loại thức ăn giàu canxi nhất và dễ hấp thu nhất nên trẻ không thiếu nguồn cung cấp canxi, trừ những trẻ bú mẹ mà mẹ ăn uống kiêng khem làm giảm chất lượng của nguồn sữa. Tỷ lệ canxi trong thức ăn được hấp thu liên quan đến một tỷ lệ phù hợp của một chất khoáng khác là phốtpho có nhiều trong các loại ngũ cốc, các loại rau, củ... Khi tỷ lệ phốt pho quá cao, sự hấp thụ canxi sẽ giảm đi. Một chất nữa cần thiết cho sự hấp thụ là vitamin D. Có 2 nguồn cung cấp vitamin D cho trẻ là thức ăn và từ ánh sáng mặt trời, trong đó nguồn cung cấp chủ yếu là từ ánh sáng mặt trời (chiếm tới 80%). Thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, sữa) chứa nhiều vitamin D hơn với một tỷ lệ hấp thụ cao hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, cần chú ý vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu nên nếu chế độ ăn không có đủ chất béo thì dù ăn nhiều thức ăn động vật, vitamin D vẫn không thể hấp thụ được vào cơ thể.

Để phòng tình trạng còi xương ở trẻ, các bà mẹ nên chú ý một số điều sau:

- Mẹ trong giai đoạn có thai và cho con bú cần ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem, uống thêm 1-2 ly sữa mỗi ngày.

- Bắt đầu cho trẻ (và cả mẹ) tắm nắng vào buổi sáng từ lúc trẻ được 1 tháng tuổi, liên tục đến khi trẻ biết đi. Thời gian tắm nắng trung bình 15-30 phút mỗi ngày, trẻ có da sậm màu hơn phải tắm lâu hơn trẻ có da sáng.

- Không pha sữa cho trẻ bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ... và nhất là nước khoáng, lượng khoáng chất cao trong những loại nước này sẽ làm giảm hấp thu canxi.

- Trong chế độ ăn của trẻ luôn cung cấp đầy đủ chất đạm, nhất là đạm động vật và chất béo: Mỗi bát thức ăn của trẻ phải thêm 1-2 thìa dầu ăn.

Khi trẻ chậm mọc răng, nên kết hợp thêm các dấu hiệu của một tình trạng thiếu dinh dưỡng chung như chậm phát triển cân nặng, chiều cao và các triệu chứng của còi xương như ngủ không ngon giấc ban đêm, hay giật mình khóc thét, có những cơn khóc ngất tím cả người, đổ mồ hôi trộm ban đêm, bẹp hộp sọ, lồng ngực lép, thóp rộng... thì chậm mọc răng ở trẻ là do còi xương. Cần gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ, nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo... Việc bổ sung thêm vitamin D và canxi dưới dạng Thu*c là cần thiết tuy nhiên phải được chỉ định của bác sĩ. Các bà mẹ không được tự ý sử dụng vitamin D, vì có thể làm trẻ bị ngộ độc khi dùng liều cao hoặc thời gian dùng quá dài.

BS. Đào Yến

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cham-moc-rang-co-phai-do-coi-xuong-n3025.html)

Tin cùng nội dung

  • Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra ngoài theo đường miệng. Việc xử trí đúng sẽ giúp trẻ cải thiện chứng bệnh này.
  • Với những mẹo nhỏ, giúp bé khám phá thế giới rau quả và tự làm đồ ăn ngộ nghĩnh, bé sẽ có lòng say mê với những đồ ăn có lợi cho sức khỏe.
  • Theo một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Pediatrics, trẻ sơ sinh nhẹ cân gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm, rối loạn tăng động kém chú ý...
  • Mít là loại quả thơm ngon và nhiều dinh dưỡng. Hơn thế, hạt mít còn có nhiều lợi ích đáng ngạc nhiên cho sức khỏe và làm đẹp.
  • Để phát triển thể chất cho bé thì những trò chơi bổ ích như đạp xe đạp, xếp hình, đồ chơi vận động... là rất cần thiết.
  • Các nhà khoa học tin rằng nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ phòng tránh bệnh tiểu đường và béo phì khi lớn.
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
  • Ninh xương nấu cháo, thêm sữa vào bột... là những cách chẳng những không giúp chống còi xương mà còn dễ khiến trẻ rối loạn tiêu hóa.
  • Chăm con khi bé mọc răng thật gian nan. Để con bớt quấy khóc, mẹ hãy áp dụng những mẹo dưới đây nhé!
  • Thao tác cho con bú cũng cần rất nhiều kỹ năng. Việc cho bé bú đúng cách thức sẽ giúp bé thu nạp được nhiều hơn dinh dưỡng từ sữa mẹ, đồng thời cũng giúp mẹ giảm đi những bệnh lý về tuyến vú.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY