Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chăm sóc bé bị khô da đúng cách

Con gái tôi 3 tuổi, cứ mùa đông là da cháu rất khô. Tôi nên chăm sóc thế nào để giảm bớt tình trạng này?

Nguyễn Hằng (Hà Nội)

Thời tiết khô hanh của mùa đông lấy mất các thành phần nuôi dưỡng da tự nhiên của bé. Hàng ngày, cơ thể luôn có sự mất nước từ bên trong qua da. Khi thời tiết khô hanh, sự mất nước này lại càng tăng mạnh dẫn đến hiện tượng da khô ráp, dễ bị nứt nẻ, nhất là đối với trẻ nhỏ. Cách để da bé bớt khô như sau:

Hàng ngày, nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả, nước quả tươi, rau xanh và uống nhiều nước để cung cấp đủ lượng nước cho da, da sẽ đỡ bị khô. Ngày 2-3 lần lấy khăn thấm nước ẩm ủ lên mặt cho bé chừng 1-2 phút để da bớt bị khô và căng.

Da của bé cần được làm sạch thường xuyên. Sau khi cho bé ăn, nên lau thức ăn, cặn sữa bám quanh miệng để giữ cho da bé luôn sạch sẽ. Thường xuyên dùng nước ấm lau rửa chân tay cho bé vì những vết bẩn để lâu sẽ khiến cho da bé bị khô và rát. Cần chú ý nước tắm cho bé phải là nước ấm vừa phải, không nên tắm nước nóng quá vì nước quá nóng cũng là nguyên nhân làm cho da bé mất nước nhiều hơn. Khi tắm cho bé, không nên lạm dụng xà phòng vì hoạt chất tẩy rửa của chúng càng tẩy mất chất nhờn trên da nhanh hơn, điều này càng làm da thêm khô. Dù lạnh cũng nên mặc quần áo thoáng bằng vải tự nhiên giúp da dễ thở, ngăn ngừa đổ mồ hôi.

Khi bé bị khô da, cần cho bé sử dụng thêm kem bôi dưỡng ẩm, chống khô da. Nên chọn dùng sản phẩm của hãng đã có uy tín, không chứa chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo mùi. Nên chọn những loại có chứa vitamin E, vaseline, lanolin... Mỗi khi cho bé ra ngoài trời, nên bôi kem chống nắng dưỡng ẩm có chỉ số khoảng 15-30SPF.

BS. Lê Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cham-soc-be-bi-kho-da-dung-cach-n166520.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ bị mất nước, mệt mỏi, sút cân và nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và bội nhiễm.
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY