Thông tin y học tiếng Việt hôm nay

Thông tin y học tiếng Việt

Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thức ăn

Đây là một tình trạng bệnh lý hay gặp, đa dạng, nếu xử trí không đúng có thể nguy hiểm cho bệnh nhân.

Đại cương

Đây là một tình trạng bệnh lý hay gặp, đa dạng, nếu xử trí không đúng có thể nguy hiểm cho bệnh nhân.

Định nghĩa: Nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn do thức ăn gây ra.

Nguyên nhân có thể chia thành 3 loại lớn:

Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm khuẩn. Đây là loại ngộ đ­ộc đề cập đến trong bài này. Ngộ độc có thể do vi khuẩn hay độc tố vi khuẩn có trong thức ăn.

Ngộ độc do thức ăn có chứa chất độc (Thu*c sâu, hóa chất độc,...).

Ngộ độc do ăn phải thức ăn độc (nấm độc, thịt cóc, cá độc,...).

Lâm sàng

Thay đổi tùy từng loại vi khuẩn và độc tố.

Rối loạn tiêu hóa

Th­ường xuất hiện 2 - 6 giờ sau khi ăn.

Đau bụng: Thư­ờng là triệu chứng xuất hiện đầu tiên. Đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn. Có thể có cảm giác mót rặn. Thư­ờng kèm theo sôi bụng.

Ỉa chảy: DDi ngoài phân nhiều nước, màu vàng, hoặc có khi màu hồng (máu) - riêng trong tả phân đục như­ nư­ớc vo gạo. Có thể đi 1 -2 lần, cũng có thể đi rất nhiều lần, liên tục.

Có thể có buồn nôn và nôn. Thường nôn ra thức ăn, dịch vàng, n­ước, cũng có khi nôn ra dịch đen nâu.

Triệu chứng của nhiễm khuẩn

Bệnh nhân có thể có sốt cao, ớn lạnh.

Triệu chứng của mất nước

Mất n­ước do ỉa chảy, nôn, sốt cao. Tùy mức độ nặng của các triệu chứng đó mà mất nư­ớc có thể nhẹ hay nặng.

Nhẹ:  khát n­ước, môi khô, huyết áp vẫn bình th­ờng.

Nặng:  huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, đái ít hoặc vô niệu.

Các dấu hiệu khác

Có thể thấy cảm giác tê bì đầu chi, quanh miệng.

Có thể thấy có yếu cơ, nhìn mờ, nhìn đôi, khó nuốt, khó thở. Đây có thể là các dấu hiệu của ngộ độc thịt (thường là thực phẩm đóng hộp), rất nặng, phải chuyển đi bệnh viện ngay.

Xử trí

Việc đầu tiên phải làm là bù nước cho bệnh nhân

Đư­ờng uống: Nếu bệnh nhân không nôn nên cho uống. Tốt nhất là dùng dung dịch Oresol, nếu không có ORS có thể dùng nước cháo loãng có pha thêm muối ăn. Cho uống nước theo nhu cầu, đến khi bệnh nhân hết cảm giác khát, hết ỉa chảy.

Đ­ường truyền tĩnh mạch: Khi bệnh nhân có tụt huyết áp, đái ít, hoặc nôn nhiều, ỉa chảy nhiều lần cần chuyển đến bệnh viện để truyền dịch cho bệnh nhân.

Dùng Thu*c kháng sinh

Nếu bệnh nhân chỉ đi ỉa chảy 1 - 2 lần rồi khỏi: Không cần dùng Thu*c kháng sinh.

Nếu có sốt, hoặc đi ỉa chảy nhiều lần cần đi khám bệnh (y sĩ hoặc bác sĩ). Có thể cho dùng Biseptol 0,48g x 4 viên/ngày. Nếu không hết sốt, ỉa chảy cần chuyển đến trạm Y tế hoặc bệnh viện.

Thu*c cầm ỉa chảy

Không nên dùng Thu*c cầm ỉa chảy khi có xuất hiện ỉa chảy nghi do ngộ độc thức ăn. Thông thư­ờng sau một vài lần đi bệnh nhân sẽ tự khỏi. Trư­ờng hợp không khỏi nên đ­a đến trạm Y tế hoặc bệnh viện. Nếu ỉa chảy nhiều lần, nguy cơ mất nước nặng mới dùng các Thu*c để cầm ỉa chảy.

Cần nhập viện khi

Có các dấu hiệu như­ yếu cơ, nhìn mờ, tê bì...

Mất nước nhiều gây tụt huyết áp.

Đi ỉa chảy nhiều lần. Hoặc phân màu nâu đen, phân đục như nư­ớc vo gạo, phân lẫn máu, nhày.

Sốt cao.

Nôn nhiều kèm theo ỉa chảy.

Có rối loạn ý thức.

Dự phòng

Không ăn thức ăn không đảm bảo chất l­ượng, nấu ăn bằng nư­ớc sạch.

Giữ vệ sinh tốt.

Biến chứng

Truỵ mạch, shock.

Suy thận cấp.

Chăm sóc

Nhận định tình trạng bệnh nhân

Tình trạng tiêu chảy - nôn mửa:

Màu sắc, tính chất.

Số lượng dịch mất.

Tình trạng mất nước:

Tình trạng shock:   Hamax <  90, biểu hiện giảm tưới máu tổ chức,

nước tiểu không có.

Suy thận cấp: Ure máu tăng.

RL nước điện giải: Na, K.

Lập kế hoạch chăn sóc

Quan sát theo dõi màu sắc, tính chất chất thải tiết.

Đánh giá mức độ mất nước

LS: da khô, nhăn nheo, casper ( ), nhãn cầu lõm, niêm mạc khô.

Số lượng nước mất: hứng chất nôn, phân theo dõi số lượng.

Đánh giá tình trạng shock: Đo HA, mạch, số lượng nước tiểu, t0.

Xét nghiệm: ure, ĐGĐ, Hct, cấy phân.

Thực hiện y lệnh điều trị.

Nuôi dưỡng bệnh nhân.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Động viên, an ủi bệnh nhân. Giải thích bệnh nhân.

Theo dõi RL tiêu hóa

Cấy phân.

Đặt bô dẹt (chậu đái) ở mông, đệm mông cho khỏi đau.

Chuẩn bị sẵn vịt đái nếu là nam.

Ghi lại số lượng dịch tiêu hóa mất đi.

Bô cho bệnh nhân nôn.

Theo dõi tình trạng shock.

Đo HA, M, nhiệt độ 1giờ/lần-báo cáo BS.

Làm XN ngay khi vào viện. Báo cáo ngay KQ cho BS.

Thực hiện y lệnh điều trị

Chuẩn bị dụng cụ đặt cathter, đo CVP theo y/cầu BS.

Chuẩn bị dụng cụ truyền TM.

Chuẩn bị các loại Thu*c cần thiết cho y lệnh.

Chú ý tốc độ truyền dịch, lượng dịch truyền.

TD HA, M trong khi truyền dịch 1h/lần.

Phát hiện các biến chứng truyền dịch.

Nuôi dưỡng bệnh nhân

Bảo đảm chế độ ăn lỏng 1600-2000 calo/ngày.

Không bắt bệnh nhân nhịn.

Kiêng sữa, đường quá đặc.

Uống nước cháo muối, ORS, trứng, thịt nạc.

Đánh giá kết quả chăm sóc

Diễn biến tốt

Cầm đi ỉa,hết các dh mất nước, hết khát.

Hết sốt.

Mạch, HA trở lại bình thường.

Nước tiểu > 500ml/24h.

Ure huyết trở lại bình thường.

Không khó thở.

Diễn biến xấu

Tiếp tục ỉa chảy.

Vẫn sốt, trụy mạch.

Vô niệu, áp lực TMTT tăng cao.

Ure huyết tăng cao.

Nhịp thở nhanh hoặc liệt cơ hô hấp.

Cần báo cho BS ngay để:

Điều chỉnh lượng dịch.

Dùng Thu*c vận mạch.

Thay đổi kháng sinh.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/vietnam/cham-soc-benh-nhan-ngo-doc-thuc-an/)

Tin cùng nội dung

  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY