Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Chăm sóc bệnh nhân Parkinson

Bệnh Parkinson là bệnh lý thần kinh tiến triển ảnh hưởng đến chức năng vận động và được xem như là bệnh lý rối loạn vận động.

Bệnh Parkinson là hậu quả của sự thiếu hụt dopamine do các tế bào thần kinh sản xuất chất dẫn truyền thần kinh này bị thoái hóa. Thiếu hụt dopamine làm cho bệnh nhân vận động chậm hơn.

Biểu hiện hay gặp nhất là run. Càng run hơn khi bệnh nhân lolắng hay bị kích thích. Thêm vào đó là tình trạng cứng đờ và vận động chậm chạp; khó khăn trongviệc thực hiện các động tác của bàn tay và ngón tay như viết hay cài nút áo. Vẻ mặt thờ ơ, khó biểuđạt cảm xúc.

Người chăm sóc sẽ hỗ trợ bệnh nhân sử dụng Thu*c, đưa ra lời khuyên và thông tin về bệnhParkinson phù hợp với từng bệnh nhân. Điều trị chủ yếu đối với bệnh Parkinson là sử dụng Thu*c. Hầuhết các Thu*c hướng tới mục đích cải thiện triệu chứng thông qua việc gia tăng hàm lượng dopamine ởnão.

Thời gian sử dụng Thu*c là rất quan trọng và việc kiểm soát triệu chứng sẽ đạt hiệu quả tối ưuchỉ khi dùng Thu*c hợp lý về mặt thời gian. Nếu bệnh nhân không sử dụng Thu*c đúng giờ, hậu quả cóthể nghiêm trọng, hiệu quả kiểm soát triệu chứng mất đi. Thí dụ bệnh nhân có thể đột ngột không ănuống được, không thể ngồi dậy hay tự thực hiện việc tiểu tiện.

Người chăm sóc cần biết hiện tượng "mở, tắt". Một số bệnh nhân trong tình trạng "mở" khi Thu*ctác dụng, các triệu chứng được kiểm soát tốt. Nếu ở trạng thái "tắt", các triệu chứng không đượckiểm soát, bệnh nhân trở nên khó khăn trong vận động và di chuyển. Cần chú ý: Bệnh nhân có thểchuyển từ trạng thái "mở" sang trạng thái "tắt" rất nhanh giống như một công tắc điện.

Người chăm sóc cũng cần hướng dẫn chế độ ăn đa dạng và cân bằng cho bệnh nhân, ghi nhận tìnhtrạng khó nuốt và các dấu hiệu suy dinh dưỡng do ăn uống khó gây ra. Người bệnh cần ăn nhiều loạithực phẩm mỗi ngày.

Chọn các thực phẩm ít chất béo bão hòa và cholesterol. Tăng cường ăn rau xanh,trái cây, nhất là những loại chứa nhiều chất chống ôxy hóa như rau quả có màu xanh đậm, đỏ tươi. Bổsung vitamin cần thiết khi có chỉ định của bác sĩ.

Bệnh Parkinson thường gây táo bón. Vì vậy, người bệnh nên ăn các thực phẩm mềm, ướt, dễ nuốt vàdễ tiêu sẽ giúp việc tiêu hóa và bài tiết thuận lợi hơn. Hạn chế dùng muối và đường.

Mỗi ngày uống 2 - 3 lít nước nhưng hạn chế dùng các loại thức uống có chứa chất kích thích như càphê, rượu, chocolate vì các loại nước uống này có thể làm tay chân run thêm. Đạm trong thức ăn cóthể ảnh hưởng đến hiệu quả của Thu*c. Do đó, nên chia bữa ăn đạm thành nhiều lần hoặc ăn vào banđêm để cơ thể không bị thiếu đạm.

Bệnh Parkinson ảnh hưởng đến chức năng vận động, tâm lý và hòa nhập xã hội. Tuy nhiên, bệnh lýnày có thể được kiểm soát tốt và bảo đảm chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân nếu có sự hỗ trợ, hướngdẫn và chăm sóc toàn diện.

Theo BS Ngô Văn Tuấn - Người lao động
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cham-soc-benh-nhan-parkinson-n213329.html)

Tin cùng nội dung

  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY