Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chăm sóc phụ nữ sau sinh - “bà đỡ” mẫn cán cho thì tương lai

Trong thời gian sau sinh, tùy theo điều kiện của từng người như: sinh thường hay sinh mổ, đẻ dễ hay đẻ khó và các yếu tố cá nhân khác...

Có thể thấy là phụ nữ sau khi sinh thì  dung nhan không còn như trước đây, sức khỏe giảm sút nhiều. Sau sinh, có những sự thay đổi nhất định về sức khỏe, ngoại hình, cũng như tinh thần và cảm xúc.

Một số vấn đề có thể nhận thấy sau sinh bao gồm: có một bộ ngực lớn hơn, việc này là do sữa cần được tiết ra nhiều hơn để nuôi bé, một số trục trặc thường gặp trong cả thai kỳ, sau khi em bé chào đời. giai đoạn phục hồi sau sinh vô cùng quan trọng, cần chăm sóc sức khỏe thật tốt để tránh các biến chứng sau sinh.

Chăm sóc phụ nữ sau sinh

Sức khỏe thể chất

- Thay đổi về bộ ngực: Sau sinh, bộ ngực có thể sẽ sưng, đau và căng sữa, đầu vú sưng, nứt nếu cho con bú. Bộ ngực trở nên căng sữa đôi khi khiến cho cảm thấy tức ngực khó chịu. Những khối tròn với nhiều kích thước khác nhau, chạm vào rất cứng và đau sau khi đã xuống sữa.

- đau lưng sau sinh: do thay đổi nội tiết tố thai kỳ, tư thế khi mang thai, khi chăm sóc bé. có cảm giác đau lưng, đau khu trú tại chỗ hay lan xuống chân.

- Bệnh trĩ: Do thay đổi nội tiết tố, táo bón thai kì và thai phát triển lớn, quá trình chuyển dạ phải rặn để sinh gây nên các búi trĩ vùng hậu môn trực tràng.

- rụng tóc sau sinh: estrogen tăng cao trong thai kỳ khiến cho tóc của mọc nhiều hơn, đồng thời ít rụng. sau sinh, mức estrogen giảm mạnh và rất nhiều nang tóc không hoạt động nữa khiến cho tóc rụng nhiều. cũng có thể là dấu hiệu bị thiếu máu hoặc viêm tuyến giáp sau sinh cần được chẩn đoán sớm..

- Rạn da sau sinh: Da bị tổn thương do bị kéo căng quá mức và thả lỏng đột ngột. Đó là các đường rãnh dài và hẹp, ban đầu có màu đỏ hoặc tím, sau đó chuyển sang màu trắng, bạc. Vị trí thường bị rạn sau khi sinh là bụng, đùi, ngực, mông. Trong đó, bụng và đùi là 2 vị trí phổ biến nhất. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới rạn da sau sinh, dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Tăng cân quá nhanh: Trọng lượng cơ thể tăng quá nhiều và quá nhanh trong thời gian mang thai sẽ làm cho da bị kéo giãn, làm đứt gãy các mô liên kết dưới da sau sinh, trọng lượng giảm nhanh gây nên tình trạng rạn da.

yếu tố di truyền: nguy cơ rạn da sau sinh sẽ rất cao nếu có mẹ hoặc chị em gái ruột bị rạn da.

Độ tuổi khi mang thai quá cao hoặc quá thấp: Mang thai dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi, vùng da vẫn chưa hoàn thiện hoặc đang trong quá trình lão hóa, từ đó rạn da dễ xuất hiện hơn.

Da thiếu dưỡng chất: Da thiếu dưỡng chất sẽ yếu, tính đàn hồi thấp, nhanh bị lão hóa. Đặc biệt, khi nội tiết tố thay đổi.

Lười vận động: Việc luyện tập thường xuyên và phù hợp thể trạng, thai kỳ cũng bị rạn ít hơn so với người lời luyện tập.

- chảy máu giống như có kinh: là sản dịch từ *m đ*o lúc đầu nó có màu đỏ sau chuyển sang màu nâu và cuối cùng là màu vàng trắng. sản dịch thường gặp ở tất cả các bà mẹ sau sinh dù là sinh thường hay sinh mổ, sản dịch thường nhiều trong 10 ngày đầu sau sinh và sẽ ít dần trong khoảng 6 tuần rồi hết.

- Có các cơn co tử cung: Sau sinh, tử cung sẽ dần thu hẹp về với kích thước và vị trí bình thường, nên sẽ gặp phải những cơn đau, do co thắt rất khó chịu. Thường xảy ra ở mức độ nhẹ do hormone oxytocin kích thích tử cung dẫn đến các cơn co thắt trong khi cho con bú.

- mệt mỏi, mất sức: khi sinh mẹ cần rất nhiều sức lực, nên sau sinh rất mệt mỏi và mất sức.

- Đau vùng bụng dưới: Những vết mổ bắt con hoặc vết khâu *m đ*o sau quá trình sinh con đầu tiên sẽ dẫn đến tình trạng đau vùng bụng dưới. Cơn đau này có thể được cải thiện một cách tự nhiên theo thời gian.

- Tiểu khó sau sinh: Sau khi sinh, bàng quang chưa phục hồi tốt nên không đi tiểu được hoặc tiểu khó,tiểu ít.

- Táo bón vài ngày đầu sau sinh: Không chỉ trong thời gian mang thai mà sau khi sinh cũng có thể gặp phải vấn đề táo bón, cần có một chế độ ăn uống thích hợp.

- ra mồ hôi nhiều đặc biệt là ban đêm: cơ thể bắt đầu bài tiếtnước dư thừa trong cơ thể được tích lũy từ thời gian mang thai nên sẽ gặp phải tình trạng ra nhiều mồ hôi. đặc biệt vào ban đêm, hiện tượng này sẽ chuyển biến tốt sau sinh khoảng 1 - 2 tuần.

Chăm sóc phụ nữ sau sinh

Sức khỏe tinh thần

Những thay đổi về cảm xúc sau khi sinh có thể thất thường.

- vui mừng hoặc buồn chán: sẽ thấy rất vui mừng chào đón vỡ hòa niềm vui của cả gia đình khi con yêu chào đời hoặc tâm trạng buồn lo lan tỏa khi sinh em bé, chăm sóc như thế nào? sinh em bé không như ý về giới tinh, cân nặng.., vóc dáng mình sẽ ra sao sau khi sinh? cảm thấy u uất, buồn, trầm uất sau khi sinh hoặc cả 2 vừa mừng vừa lo, vui buồn đan xen.

- trách nhiệm sức khỏe nhân đôi: không chỉ trách nhiệm với sức khỏe của bản thân mà còn trách nhiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con. mẹ vui vẻ, khỏe mạnh thì con mới có thể phát triển tốt.

- Thất vọng: Cảm xúc thất vọng khi không biết cách cho con bú, không biết cách chăm con, để con bị ốm, con biếng ăn….

Để có thể chăm sóc được bản thân cũng như con yêu luôn khỏe mạnh là cả một nghệ thuật vừa chăm sóc cho mẹ vừa chăm sóc cho con vừa hài hòa cuộc sống gia đình. sản phụ cần ăn uống đầy đủ, không kiêng khem quá mức.

Chế độ dinh dưỡng: Tăng cường thức ăn giàu đạm và canxi, Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể: khoáng. vitamin E, A, C và omega 3 như cá hồi, cà rốt, ngũ cốc, hoa quả...

vận động, nghỉ ngơi: việc vận động sau sinh có thể cử động tay chân nhẹ nhàng hoặc ngồi dậy có thể bước xuống giường tập đi bộ trở lại khi sức khỏe ổn định. nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc tránh căng thẳng, để cơ thể được thoải mái và thư giãn.

Cho con bú: Sau khi sinh, mẹ cần cho con bú ngay càng sớm càng tốt, vì lúc này sữa non có chứa nhiều dinh dưỡng, chất đề kháng nhất cho sự phát triển tốt và tăng cường sự miễn dịch cho trẻ.

Vệ sinh: Nên rửa mặt, súc miệng và chải răng mỗi ngày. Vệ sinh thân thể bằng nước ấm sạch và lau khô người. Sau đó có thể tắm rửa bình thường.

Tập các bài tập: Ưỡn mông, tam giác, vặn cột sống giúp giảm đau lưng sau sinh; cải thiện tư thế đứng ngồi, cho con bú;

Xoa bóp vùng bụng sau sinh: Giúp săn chắc da, hạn chế rạn da vùng bụng: xoa vùng bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Thời gian 10-15 phút mỗi ngày giúp cơ bụng săn chắc, tử cung co tốt,

Chườm ấm vùng bụng: Bằng muối hột rang, túi chườm thảo dược giúp cải thiện làn da vùng bụng sân chắc hơn, giúp lấy lại vóc dáng trước đó.

BSCKII.HUỲNH TẤN VŨ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cham-soc-phu-nu-sau-sinh-ba-do-man-can-cho-thi-tuong-lai-n185579.html)

Tin cùng nội dung

  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Tại sao phụ nữ luôn lép vế hơn ở chốn công sở dù đã nỗ lực rất nhiều. Có thể bởi phái đẹp vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến sau đây.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY